Tuesday, November 26, 2013

Nữ xe ôm thân thiện trải lòng

Nữ xe ôm thân thiện trải lòng
Họ đều là nữ sinh các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thủ đô. Mỗi người đến với nghề lái xe ôm với một lý do khác nhau, nhưng họ đều yêu thích công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới này.


Thu nhập thấp

Cứ tưởng mức thu nhập hàng tháng của nghề lái xe ôm phải “khủng” lắm thì phận gái liễu yếu đào tơ mới chen vào. Nhưng, khi nghe ông Giám đốc công ty TNHH vận tải Thân thiện Phạm Văn Hiệp bảo: Nhân viên nữ làm việc nhiều nhất cũng chỉ khoảng hơn 1 triệu, còn 500.000 đồng cũng có - tôi "giật mình" về mức thu nhập "hẻo" của các tài xế nữ.

Đến với nghề ngày, những cô gái trong đội taxi xe ôm thân thiện đã phải đối mặt với những áp lực rất lớn đến từ phía gia đình. Tài xế Hoàng Thị Xuân, sinh viên khoa Giáo dục Chính trị, ĐH Sư phạm Hà Nội tâm sự: “Khi em xin phép bố mẹ được làm thêm công việc lái xe ôm, bố mẹ nghĩ rằng lái xe ôm là phải đứng đường vẫy khách đã phản đối rất kịch liệt. Tuy nhiên, sau khi hiểu được công việc của em, bố mẹ không còn phản đối nữa”.


Nhà Xuân có 5 anh chị em. Bố mẹ làm nghề thuần nông thu nhập bấp bênh nên luôn phải oằn mình nuôi chị em Xuân ăn học. Để không phải xin tiền trợ cấp của bố mẹ, ngoài việc chở xe ôm cho các em học sinh theo hợp đồng cố định, trong thời gian rảnh rỗi, nếu khách hàng có nhu cầu thì Xuân sẵn sàng lên đường để có thêm thu nhập. Tối đến, cô nữ sinh trường ĐH Sư phạm lại đạp xe 5km từ xóm mới Đức Diễn đến Cầu Giấy gia sư. Biết bạn mình làm lái xe ôm, bạn bè trong lớp thường gọi Xuân là “cô xe ôm” nhưng điều đó khiến cô tự hào.

Không đặt nặng vật chất lên đầu, cô sinh viên Đinh Thị Hương, 22 tuổi, sinh viên năm 2, trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội, lại đến với nghề lái taxi xe ôm từ sự vui thích thực sự. “Có lần đi qua bến xe Mỹ Đình, em nhìn thấy 4-5 bạn nam mặc áo và mũ bảo hiểm đồng phục màu vàng của Công ty TNHH vận tải Thân thiện. Hình ảnh ấy đã khiến em bị cuốn hút thực sự. Lên mạng tìm hiểm thông tin, em được biết công ty cũng đang muốn tuyển nhân viên nữ để đưa đón các em học sinh đến trường và về nhà nên rất phù hợp với lịch học của sinh viên. Vì thế, em đã làm hồ sơ xin việc”. Khác với suy nghĩ của không ít người, Hương trân trọng nghề xe ôm và coi nó như một công việc có ích cho xã hội.

Những nẻo đường gian nan

Mỗi ngày Hương phải dậy từ 6 giờ sáng, chuẩn bị mọi thứ rồi tới công ty nhận và lái xe đến Nguyên Xá, Minh Khai, Từ Liêm chở em Nguyễn Thị Vân (học lớp 8) đến trường THCS Phú Diễn trước 7 giờ. Những ngày rảnh rỗi, Hương cố gắng chở thêm 2 đến 3 học sinh nữa để tăng thu nhập.

Kể về gian truân của công việc, Hương chia sẻ: “Lái xe ôm phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc đưa đón khách đúng giờ theo yêu cầu của khách. Vì thế, dù nắng gió, mưa phùn hay gió rét, chúng em vẫn phải ra đường. Con gái ai cũng nâng niu bề ngoài, nhưng công việc này quanh năm suốt tháng hút bụi”. Ngoài ra, các nữ sinh phải cam kết tuân thủ Luật An toàn giao thông đường bộ và di chuyển cẩn thận để đảm bảo an toàn cho khách.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 11/2012, 15 chiếc xe ôm gắn đồng hồ tính cước của Công ty Thân thiện (có trụ sở tại huyện Từ Liêm) chỉ hoạt động ở khu vực bến xe Mỹ Đình và Đại học Công nghiệp, đến nay công ty đã có gần 30 lái xe ôm. Dịch vụ này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người vì hạn chế tình trạng xe ôm chặt chém khách đang khá phổ biến.

Anh Phạm Văn Hiệp, Giám đốc công ty TNHH vận tải Thân thiện, cho biết: “sau vài tháng đi vào hoạt động, tôi nhận thấy có rất nhiều phụ huynh có nhu cầu thuê taxi xe ôm chở con mình đi học. Tuy nhiên, có nhiều cháu học sinh nữ đã lớn tuổi nên họ không an tâm và tin tưởng giao phó con mình cho nhân viên lái xe nam mà yêu cầu con gái. Vì thế, tôi quyết định tuyển dụng nữ tài xế vào làm việc. Đến nay, công ty đã có 5 nhân viên nữ. Tất cả các em đều là sinh viên thiếu thốn về vật chất”. Vì điều kiện sức khỏe không cho phép nên tài xế nữ chỉ phải chở khách ở những đoạn đường ngắn (dưới 10km), nếu xa hơn thì sẽ có nhân viên nam đảm nhiệm.


- See more at: http://xeomthanthien.com/tin-tuc/nu-sinh-lai-xe-om-trai-nghe#sthash.Wrvo6B3s.dpuf

Monday, October 28, 2013

công ty chuyên lắp đặt tổng đài điện thoại


CHUYÊN LẮP ĐẶT TỔNG ĐÀI TẠI HÀ NỘI

 công ty chuyên lắp đặt tổng đài điện thoại Việc trang bị cho mỗi cá nhân 1 số điện thoại cố định đến một lúc nào đó buộc doanh nghiệp phải suy nghĩ lại vì chi phí đầu tư và khả năng tập trung quản lý không cao.

Hơn nữa, liệt kê hàng loạt số điện thoại sẽ khiến đối tác lúng túng khi lựa chọn số điện thoại trong danh bạ để liên hệ công việc. Một số điện thoại duy nhất quảng bá cho toàn doanh nghiệp sẽ là giải pháp tối ưu, thông qua hệ thống tổng đài nội bộ, cuộc gọi sẽ đến được nơi đối tác có nhu cầu liên lạc.

Hơn thế nữa, nếu tận dụng được hết các tính năng sẵn có, người sử dụng sẽ giảm thiếu một số yêu cầu đầu tư khác mà hệ thống tổng đài nội bộ đã tích hợp sẵn. Để mua sắm được một hệ thống tổng đài điện thoại cho phù hợp với doanh nghiệp mình thì lại là cả một vấn đề.

Tổng đài là 1 hệ thống chuyển mạch giúp cho các đầu cuối gọi cho nhau và gọi ra ngoài trên một số đường thuê bao của các nhà cung cấp

Sơ đồ tổng quan:



Lợi ích khi dùng tổng đài

- Liên lạc nội bộ sẽ không mất cước phí bưu điện.

- Bảo mật các cuộc gọi nội bộ.

- Tận dụng được hiệu quả tối đa các đường trung kế bưu điện.

- Tổng đài có khả năng hỗ trợ các biện pháp tiết kiệm cho công ty, tổ chức của bạn như:

- Có khả năng chặn các cuộc gọi không mong muốn: huyện, di động liên tỉnh, quốc tể.

-Quản lý chi phí: Dùng Account code (mã số người dùng) để quản lý chi tiết cuộc gọi của từng các nhân thông qua đó tính toán mức độ chi phí,có thể cài đặt phần mềm tính cước hoặc máy in để quản lý phí thoại của công ty bạn.

- Có thể tích hợp VoIP để liên kết giữa các trụ sở của công ty với nhau để giao dịch không mất phí.

- Chuyển cuộc gọi cho người khác mà bạn không phải di chuyển khỏi bàn làm việc.

- Sử dụng 1 số liên lạc để giao dịch với khách hàng.

-Có tích hợp lời chào khi khách hàng của công ty gọi đến. Quý vị có thể cho đổ chuông ở bất kỳ máy điện thoại nào trong công ty của bạn.

Các hãng tổng


- Tổng đài Panasonic

- Tổng đài Siemens

- Tổng đài LG

Công Ty TNHH Đầu Tư & Phát Triển Phương Đông

VPGD: Số 3A Ngõ 126 Khương Trung –Thanh Xuân –Hà Nội
Hotline: 04.66.750.850
Website: http://vietbactelecom.vn
Email: info@vietbactelecom.vn
Nguồn :http://www.vietbactelecom.vn/lap-dat-tong-dai-dien-thoai-ha-noi

Tuesday, October 22, 2013

TUYỂN DỤNG 50 LÁI XE ÔM THÂN THIỆN

                                         TUYỂN DỤNG 50 LÁI XE ÔM THÂN THIỆN

Ngày làm mới: 29/09/2013


Vị trí tuyển dụng:

Taxi xe ôm Thân Thiện

Chức vụ:

Nhân viên

Ngành nghề:

Vận tải - Lái xe

Hình thức làm việc:

Bán thời gian cố định

Địa điểm làm việc:

Hà Nội

Mức lương:

5 - 7 triệu ( Theo năng lực ) hoặc lương cứng

Mô tả công việc:

Công ty giao cho mỗi nhân viên lái xe tự quản lý và kinh doanh trên các dòng xe taxi motor ( xe ôm có đồng hồ tính cước ) Được tự do kinh doanh trên tất cả các điểm xếp tài , bến đỗ của công ty đã triển khai : Bến xe Mỹ Đình - Bến Xe Nam Thăng Long - Bến xe Nhổn - Nhà Văn Hóa Từ Liêm .......

Số lượng cần tuyển:

50

Quyền lợi được hưởng:

Được hưởng đầy đủ chế độ BHXH, BHYT . Chế độ thưởng Lễ, Tết, v.v..
Chế độ ưu đãi các nhân viên lãi xe mới chưa có kinh nghiệm.
Cơ hội thăng tiến.
Ký quỹ thấp.

Số năm kinh nghiệm:

Chưa có kinh nghiệm

Yêu cầu bằng cấp:

Không yêu cầu

Yêu cầu giới tính:

Khác

Yêu cầu độ tuổi:

Không yêu cầu

Yêu cầu khác:

Là Công dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại Hà Nội
Có bằng lái xe máy
Từ 18t đến 30t
Ưu tiên Bộ đội xuất ngũ , sinh viên tại hà nội .

Hồ sơ bao gồm:

Đơn xin việc , sơ yế lý lịch viết tay , 2 ảnh 3x4 , CMND photo và GPLX photo
Sau khi hoàn tất hồ sơ nộp trực tiếp A Hiệp
097337.2889

Hạn nộp hồ sơ:

30/10/2013

Hình thức nộp hồ sơ:

Trực tiếp



THÔNG TIN LIÊN HỆ

Người liên hệ:

A Hiệp 0973372889

Địa chỉ liên hệ:

Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Thân Thiện - Đức Diễn - Từ Liêm - Hà Nội

Email liên hệ:

thanthien84@gmail.com

Điện thoại liên hệ:

097337.2889
nguồn:http://xeomthanthien.com/tuyen-dung/tuyen-dung-50-lai-xe-thien

Friday, July 19, 2013

CHƯƠNG TRÌNH “ Xe ôm Thân Thiện tiếp sức mùa thi 2013” -



Thu, 06/20/2013 - 19:57
Trên đây là nội dung chương trình TIẾP SỨC MÙA THI 2013 cùng XE ÔM THÂN THIỆN .




Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013







Giới thiệu sơ qua :



Công ty TNHH một thành viên Vận tải Thân Thiện được thành lập từ năm 2012 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là vận tải bằng phương tiện xe máy có gắng đồng hồ tính cước tự động . Trong đó có các loại hình như : Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành và ngoại thành ; vận chuyển hàng hóa , đưa đón học sinh...Bằng việc trang bị hộ thống đồng hồ tính cước tự động,bẳng giá niêm yết công khai và đội ngũ trên 60 nhân viên nam nữ chủ yếu là sinh viên trẻ năng động ,chúng tôi cam kết đem lại cho khách hàng dịch vụ rẻ nhất,tin cậy và thoải mái nhất.



Thân thiện ra đời và đã một phần đóng góp cho giao thông thành phố một nét thay đổi về phương diện đi lại . Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã và đang bắt tay thực hiện các chương trình xã hội bên cạnh công việc kinh doanh dịch vụ vận tải hằng ngày . Và tới đây là chương trình " XE ÔM THÂN THIỆN TIẾP SỨC MÙA THI 2013 " vô cùng ý nghĩa và thiết thực .









I.

MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA



1.

Mục đích:

- Nhằm hỗ trợ các thí sinh có
cảnh khó khăn tham gia kì thi tuyển sinh Đại học năm 2013 tại các trường trên địa bàn TP Hà Nội cùng người nhà thí sinh thuận tiện trong việc đi lại trong kỳ thi, không bị xe ôm chèo kéo, chặt chém



- Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động xã hội mang tính hỗ trợ, tình nguyện vì cộng đồng.



1.

Ý nghĩa:

- Xây dựng hình ảnh Xe ôm Thân Thiện tình nguyện năm 2013 năng động, nhiệt tình, sáng tạo của Công ty TNHH MTV Vận Tải Thân Thiện.



II.

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM – LỰC LƯỢNG THAM GIA



1.

Thời gian - Địa điểm:



2.

a. Thời gian:

- Thời gian thực hiện chương trình: 5/6 - 10/7.

- Thời gian trực trong ngày:
Sáng: từ 6h00 đến 12h00
Chiều: từ 12h30ph đến 17h00 (vào những ngày cao điểm hoặc có những tình huống phát sinh, sẽ bố trí lực lượng tham gia buổi tối)



1.

b. Địa điểm:

Các địa điểm tổ chức thi tuyển sinh Đại học khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm.

Dự kiến địa điểm:



- Cơ sở ĐH Quốc Gia Hà Nội

- Cơ sở trường ĐH Thương Mại

- Cơ sở trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

- Cơ sở bến xe khách Mỹ Đình

- Cơ sở bến xe Bus ĐH Giao thông vận tải

* Các tuyến được miễm phí







2. Lực lượng tham gia:

a. Đối tượng tham gia: Sinh viên các trường ĐH có nguyện vọng tham gia hoạt động tình nguyện, sẵn sàng tuân theo sự điều phối của Ban Tổ chức Chương trình.

b. Nội dung thực hiện:

- Đội hình xe ôm miễn phí đưa đón thí sinh đi thi đại học.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH



1.

Thành lập Ban Tổ chức

Phân công nhiệm vụ



1.

a. Bộ phận thường trực tại văn phòng:

- Trực tổng đài điện thoại, đảm bảo việc liên lạc được thông suốt.

- Quản lý các loại danh sách, hồ sơ phục vụ hoạt động.



1.

b. Tiểu ban hậu cần:

- Dự trù kinh phí.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, nước uống, tài liệu tại các điểm trực.



1.

c. Tiểu ban thông tin – tuyên truyền:

- Tuyên truyền, quảng bá thông tin chương trình.



IV.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

- 27- 30/5/2013: Trình Ban Thư ký Hội SV các trường Trường, xin ý kiến BGH các Trường và Quản lý các bến xe.

- 2-10/6/2013: Tiếp nhận đăng ký.

- 11/6/2013: Công bố danh sách tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi.

- 12/6/2013: Tập huấn tình nguyện viên .

- 1/6 – 10/7/2013: Thực hiện chiến dịch.

- 13/7/2013: Tổng kết chương trình, Ban Tổ chức họp rút kinh nghiệm



Trên đây là hình ảnh mẫu loạt xe miễn phí







T/M CTY TNHH MTV VẬN TẢI THÂN THIỆN

Giám đốc

Phạm Văn Hiệp

- See more at: http://xeomthanthien.com/tin-tuc/chuong-trinh-xe-om-thien-tiep-suc-mua-thi-2013#sthash.KYlHobFa.dpuf

Sunday, May 12, 2013

Xe ôm tính cước như taxi



“Alô! Cho tôi một xe đến chung cư Gia Phú (Bình Tân) lúc 8g nhé!”. Đúng 8g xe đỗ xịch trước cổng chung cư và đồng hồ tính giờ bắt đầu hoạt động khi xe lăn bánh. Nghe cuộc gọi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc ai đó vừa gọi một cuốc taxi. Nhưng xe đỗ trước cửa chung cư là một chiếc Honda Wave với bác tài có trang phục phản quang, phía trước đầu xe là đồng hồ tính cước và hộp đèn điện tử với dòng chữ: Xe ôm Thiên Khách.




Anh Đoàn Hữu Phát, giám đốc Công ty Thiên Khách, cho biết: “Trước nay người đi xe ôm đều có thói quen trả giá và luôn có cảm giác bị chặt chém. Tôi muốn tạo thói quen mới cho khách hàng của mình, để nhiều người thấy xe ôm cũng có thể chuyên nghiệp như taxi”. Với mức đầu tư cả xe gắn máy, đồng hồ tính cước, thiết bị định vị trên xe, mỗi chiếc xe ôm được đầu tư với số tiền lên tới 15 triệu đồng (thường là xe số Honda cũ).

“Nhưng đến nay với mức trung bình một ngày mỗi xe chỉ thu về chừng 150.000 đồng thì công ty mới chỉ đủ tiền trả lương cho tài xế, mua xăng... chứ vẫn chưa có lãi” - anh Phát nói.

Với thiết bị định vị, màn hình máy tính sẽ hiển thị những chiếc xe gắn máy đang di chuyển trên đường và số còn lại đang ở chốt chờ khách, anh Phát nói: “Toàn bộ hành trình của xe đều hiển thị ở đây nên tổng đài hoàn toàn có thể kiểm soát được các xe”.




Không khác những tài xế taxi bốn bánh, tài xế xe ôm Phan Vũ Nguyên cũng nhận thông tin có khách từ tổng đài, chỉ khác thay vì qua bộ đàm thì bằng chính điện thoại đã được mã hóa từ công ty và luôn gắn tai nghe trên tai. Xe lăn bánh, tài xế Nguyên không quên gạt cần để chân cho khách, Nguyên giải thích đó là quy định bắt buộc vì đó cũng là công tắc đồng hồ tính cước.

Cũng lúc này, trong một con hẻm nhỏ trên đường Trường Chinh, trên màn hình máy tính nhân viên tổng đài của Thiên Khách bắt đầu theo dõi từng vòng xe của bác tài Nguyên.

Theo yêu cầu, Nguyên chở chúng tôi lên quận 12 rồi vòng xuống Phú Nhuận và cho biết sẽ chờ khách tối đa 30 phút, nhưng khác với taxi sẽ không tính phí chờ. Sau một quãng đường vòng vèo theo ý khách, tài xế Nguyên trả khách ở công viên Hoàng Văn Thụ với quãng đường đi 13,5km, giá tiền là 80.000 đồng.

Biết khách đi lần đầu, Nguyên giải thích cặn kẽ: “Cây số đầu tiên tụi em lấy 10.000 đồng, mấy cây số sau thì 6.000 đồng, còn từ cây số 11 trở đi chỉ 3.100 đồng thôi!”.

Nguyên là một trong 12 tài xế xe ôm của Thiên Khách, mỗi người chọn một điểm đỗ riêng trên dọc tuyến giao thông từ ngã tư Bảy Hiền về đến Tân Phú. Khác với những bác tài xe ôm bình thường, các bác tài xe ôm của Thiên Khách làm theo ca, 8 tiếng/ ngày và có khách hay không thì mỗi tháng đều nhận được 2,5 triệu đồng tiền lương, xăng và xe do công ty chịu. Ngoài ra, tùy theo số tiền chạy được sẽ được nhận từ 10% trở lên.

Cũng như Nguyên, tài xế Nguyễn Tiến Đạt đang đậu xe chờ khách tại địa điểm ngã ba Tân Thạnh thì nhận được điện thoại điều động từ tổng đài: “Đón khách”. Ghi vội dòng địa chỉ tổng đài cho và hình dung đoạn đường mình sẽ đến cùng thời gian ước tính rồi Đạt nổ xe gắn máy. Nếu không có chiếc áo đồng phục dán dải phản quang cùng chiếc đồng hồ trên đầu xe thì rất khó phân biệt Đạt với những lái xe ôm khác đang chờ khách trên đường.

Hiện là sinh viên năm 2 Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn, Đạt xin vào Công ty Thiên Khách làm tài xế để tự lo tiền trang trải cuộc sống sinh viên với thời gian khá hợp lý: “Em bắt đầu công việc từ 6g sáng đến 11g trưa thì nghỉ, chiều đến trường học, 6g tối lại tiếp tục công việc cho đủ 8 tiếng/ngày”.

Đạt nói mình không phải là sinh viên duy nhất làm việc tại Công ty Thiên Khách. Hiện có đến năm sinh viên các trường đại học trên địa bàn đang làm việc bán thời gian. Trong đó có cả những bạn nữ, không đứng chốt chờ khách mà đưa rước học sinh đi học, công chức đi làm theo giờ hẹn.



Hà Nội bắt đầu có xe ôm tính cước

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 11-2012, 15 chiếc xe ôm có gắn đồng hồ tính cước của Công ty Thân Thiện (trụ sở tại Từ Liêm) có hai bến chính là bến xe Mỹ Đình và cổng Trường đại học Công nghiệp, sau hơn ba tháng đi vào hoạt động, hiện nay công ty đã tăng số lượng xe ôm lên 25 xe. Với giá cước ưu tiên cho sinh viên 5.000 đồng/km tại cổng Trường đại học Công nghiệp, còn tại bến xe Mỹ Đình giá cước được tính chung là 6.000 đồng/km.

Chị Đỗ Hà, nhân viên điều hành xe ôm Thân Thiện, cho biết dù mới đi vào hoạt động nhưng mô hình xe ôm tính cước này nhận được rất nhiều sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, việc tuyển dụng tài xế cho công ty lại không được thuận lợi lắm.

Nguyên nhân theo chị Đỗ Hà là bởi hiện nay phần lớn lái xe là các bạn sinh viên làm nửa ngày, một số khác là các bạn cử nhân đã tốt nghiệp nhưng chưa đi làm. Bởi vậy vẫn còn khá nhiều người hơi ngại ngần khi làm xe ôm. Còn đội ngũ xe ôm đã dạn dày kinh nghiệm thì cho rằng mức thu nhập của xe ôm tính cước không cao bằng hành nghề tự do tha hồ mặc cả với khách nhất là dịp tết.

Tuy nhiên, xe om tinh tien tu dong đối với khách hàng tại Hà Nội, sau khi ra đời mô hình này họ rất quan tâm bởi hiện tượng xe ôm chặt chém khách khá phổ biến.

“Thậm chí nếu tính chi li mỗi lần ngồi lên xe ôm, người ta đều tính ít nhất là 20.000 đồng mới chạy. Còn quãng đường dài thì họ thường tính 15.000 đồng/km, nhất là khu vực bến bãi ôtô. Vào những dịp lễ, tết các bác tài xe ôm tha hồ chặt chém khách hàng nên tôi thấy mô hình xe ôm tính cước tự động thế này thật thuận lợi. Tuy nhiên, hiện ở Hà Nội còn ít quá và khu vực phục vụ chưa rộng khắp nên cũng hạn chế” - anh Ngô Hoàng Nam, ở quận Hai Bà Trưng, nói.

Ra đời sau mô hình của Công ty Thân Thiện, xe ôm của Công ty cổ phần đầu tư Nam Minh có bến đỗ là cổng Bệnh viện Bạch Mai. Với đội xe gồm 25 chiếc, từ ngày xuất hiện tại địa điểm trên, những tài xế của hãng luôn là đối tượng được thân nhân bệnh nhân trông đợi.

“Đi xe ôm ra bến xe để về quê hoặc nhân tiện đi thăm người quen ở đây đều phải trả mức giá cho xe ôm quá cao. Lần trước tôi đi từ Mỹ Đình đến Bạch Mai phải trả cho xe ôm số tiền là 150.000 đồng. Lần này có xe ôm tính cước giá tiền chỉ còn 66.000 đồng. Thật là thuận lợi quá” - chị Nguyễn Thị Thương, Yên Bái, đang chăm chồng ốm ở Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

Tuy nhiên, vì mới ra đời, đội ngũ chưa đông nên địa bàn phục vụ còn rất hạn chế. Chị Ngô Thu Giang ở đường Kim Mã (quận Ba Đình) sau khi biết đến mô hình xe ôm tính cước bằng đồng hồ đã gọi điện thoại đến cả hai hãng xe ôm trên nhưng nhân viên đều nói hiện chưa đủ xe để phục vụ tại khu vực Ba Đình. Bởi vậy, những khách hàng mong muốn có những chuyến di chuyển an toàn, tiện lợi trong địa bàn thành phố sẽ còn phải chờ đợi thêm.

Độc đáo xe ôm tính cước tự động và xe ôm thân thiện



Xe ôm sinh viên (SV)” là một dịch vụ mới đang được tiếp thị đến tận nhà trên địa bàn TP. Nha Trang. Nét mới của dịch vụ này là xe được gắn xe om tinh tien tu dong như taxi và giá cả cũng rất SV.



Xe ôm có đồng hồ tính cước
Anh Bùi Tiến Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tâm An là người có ý tưởng và lập ra nhóm “Xe ôm SV” này. Tuy mới đi vào hoạt động từ đầu tháng 4 nhưng tín hiệu phản hồi từ người dân và du khách rất tốt. Anh Mạnh chia sẻ: “Khi còn là SV, mỗi lần đi xe ôm, tôi thường bị hét giá cao và phải trả giá nên rất phiền. Vì thế, khi biết ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có dịch vụ xe ôm gắn đồng hồ tính cước như taxi, tôi nghĩ ngay đến việc đưa dịch vụ đó về Nha Trang”.


Anh Mạnh đã đầu tư 200 triệu đồng mua 10 chiếc xe gắn máy hiệu SYM và đặt 10 bộ đồng hồ đo cước giá 6,5 triệu đồng/bộ. Hiện nay, nhóm của anh Mạnh có 10 bạn đang là SV hoặc mới ra trường nhưng chưa có việc làm tham gia, với mức thu nhập từ 2 đến 2,5 triệu đồng/tháng. Nếu chạy được hơn 6 triệu đồng/tháng còn được chia 40% tổng số tiền đó. “Giá cước được tính từ 1 đến 6km là 6.000 đồng/km, từ km thứ 6 trở lên giá 5.000 đồng/km, nếu khách đi hai chiều thì từ km thứ 10 trở đi sẽ giảm giá 50%, khách căn cứ theo đồng hồ để trả tiền nên rất tiện lợi”, anh Mạnh cho hay.


Tuy mới đi vào hoạt động nhưng mỗi ngày, nhóm “Xe ôm SV” của anh Mạnh đã có được vài chục lượt khách. Hiện nay, nhóm của Mạnh chia nhau đứng ở cây xăng gần Bến xe khách phía Nam trên đường 23-10, Ga Nha Trang và chạy dọc các đường chính như: Lê Thánh Tôn, Trần Phú…, còn ở trụ sở chính trên đường Hồng Bàng lúc nào cũng có 1 xe túc trực. “Hôm trước, chúng tôi chở hai vợ chồng khách du lịch đi Tháp Bà giá chỉ có 10.000 đồng, khách thấy rẻ quá nên cho thêm mỗi lái xe 20 nghìn đồng”, Trương Anh Quốc - thành viên của nhóm cho biết.

Trương Anh Quốc - thành viên “Xe ôm sinh viên” chở khách.



Thêm nhiều dịch vụ


Hiện nay, Tỉnh đoàn đã đồng ý cho nhóm “Xe ôm SV” thực hiện việc đón miễn phí thí sinh từ bến xe về phòng trọ đối với những thí sinh ở xa tới Nha Trang dự thi trong kỳ tuyển sinh đại học,và xe om dua don hoc sinh cao đẳng tháng 7 tới đây. “Mình hy vọng sẽ giúp đỡ một phần nào, tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin cho nhưng thí sinh lạ lẫm nơi đất khách giống như mình ngày trước”, anh Mạnh tâm sự.


Hiện nay, đội xe ôm của anh Mạnh đang liên hệ với các trường tiểu học để triển khai dịch vụ đưa đón học sinh đi học. Bước đầu, nhóm đã có hai hợp đồng đưa đón học sinh tại Trường Tiểu học Tân Lập 2. Theo anh Mạnh: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay là có nhiều gia đình công chức, không sắp xếp được thời gian đưa đón con nên chúng tôi nghĩ dịch vụ này sẽ thu hút được nhiều người quan tâm. Giá cả của chúng tôi cũng rất hữu nghị. Nếu khách hàng ký hợp đồng tháng sẽ giảm giá 20%”. Bên cạnh việc đưa đón học sinh, nhóm “Xe ôm SV” còn có thêm dịch vụ “đi chợ giúp bạn”. Ai có nhu cầu mua gì có thể gọi điện đến nhóm với giá 10 - 15 nghìn đồng/lượt, tùy vào đoạn đường đi.


Ngoài ra, nhóm của anh Mạnh cũng đang thiết kế tour du lịch với giá cực rẻ cho du khách từ TP. Hồ Chí Minh đến Nha Trang. Theo tính toán, giá trọn gói một tour chỉ 1,6 triệu đồng/người/3 ngày, nếu khách đi càng đông thì giá càng rẻ. Theo anh Mạnh, khách đi tour này sẽ tham quan thành phố bằng dịch vụ xe ôm và thưởng thức các món ăn đường phố dân dã nhưng độc đáo ở Nha Trang… “Chúng tôi đang cố gắng tạo xe om than thien thêm nhiều việc làm để tăng thu nhập cho các bạn SV. Nếu mô hình này hoạt động hiệu quả, các bạn có thể yên tâm làm việc tại đây chứ không phải chỉ làm tạm thời trong khi chờ việc khác”, anh Mạnh tâm sự

Wednesday, May 8, 2013

Cô Gái Xinh Đẹp Lái Xe Ôm Thân Thiện



Đinh Thị Hương, cô gái 22 tuổi, hiện đang là sinh viên năm cuối Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã gia nhập đội "xe ôm thân thiện" gần một tháng nay.

Công việc xe ôm khá vất vả, Hương phải dậy từ 6h sáng để chở các em học sinh đi học. Trưa lại đợi các em tan học để chở về. Trong khoảng thời gian rảnh rỗi buổi sáng, nếu có khách đi xe ôm thì Hương sẽ tiếp tục công việc của mình. Còn nếu không bắt được khách, Hương lại đi làm thêm các việc khác như: phát tờ rơi, gia sư.

Trước khi chính thức trở thành xe ôm, Hương đã được học qua một lớp về an toàn giao thông. Và các anh chị trong công ty cũng nhắc nhở nhân viên phải làm sao để điều khiển xe thật bình tĩnh, đảm bảo sự an toàn nhất cho các em học sinh.

Khi chuẩn bị chạy xe ôm, Hương và các bạn trong đội được phát thẻ, mũ, áo cẩn thận. Xe ôm của các bạn sinh viên đều có dòng chữ "Xe ôm thân thiện" và tính cước như xe taxi.

Chia sẻ về công việc của mình, Hương vui vẻ: "Công việc này khá thoải mái về thời gian làm việc. Em sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi để làm thêm nhiều công việc khác. Ngoài ra, lịch làm việc cũng không bị trùng với việc học. Đi và giao tiếp với nhiều người khiến em cảm thấy công việc này thật thú vị và nó cũng giúp em năng động hơn" xe om tinh tien tu dong.

Dù bị mọi người trêu là "cô xe ôm" nhưng Hương vẫn tươi cười và cảm thấy hãnh diện vì điều đó."Dù làm bất cứ nghề gì mà mình kiếm được những đồng tiền trong sạch cũng là điều rất đáng quý. Nhờ chạy xe ôm mà em cũng đỡ đần được gia đình phần nào về kinh tế, có thể tự lập cho cuộc sống sinh viên của mình" - Hương hãnh diện nói.

Lịch trình một ngày của "cô xe ôm" xinh đẹp:



Từ 6h sáng, Hương đã phải dậy chạy xe ôm



Luôn đứng đợi "khách" đúng giờ hẹn



Và đảm bảo sự an toàn cho các em học sinh xe om dua don hoc sinh 



Đưa học sinh đến tận cổng trường



Sau buổi sáng đưa các em đến trường, Hương lại tiếp tục công việc đi làm thêm



Dù bị trêu đùa là "cô xe ôm" nhưng Hương cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó



Cận cảnh vẻ đẹp xinh xắn của cô xe ôm thân thiện



Sau khi trả các em học sinh ở trường, Hương quay về nhà và tiếp tục công việc mới



Cởi bỏ đồng phục áo, thẻ, mũ



Để bắt đầu cho công việc làm thêm khác



Và buổi chiều, Hương lại tới giảng đường để tiếp tục việc học

Theo 24h.com.vn

Monday, May 6, 2013

Khó Khăn Chồng Chất Cho Dịch Vụ Xe Ôm Thân Thiện

Gần đây trên địa bàn Hà Nội xuất hiện đội xe ôm thân thiện đã thu hút sự chú ý của nhiều người.



Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện.

Dịch vụ mới

Từ 19- 11- 2012, Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện có trụ sở tại thị trấn Cầu Diễn- Từ Liêm triển khai dịch vụ xe ôm thân thiện. Mỗi xe máy được gắn các thiết bị hiện đại được lắp trên xe máy như: Khả năng tính tiền tự động, mắt hồng ngoại, GPS Nhờ những thiết bị đó Công ty có thể tính toán giá cước một cách minh bạch, chính xác.

Ông Phạm Văn Hiệp, Giám đốc Công ty cho biết: “Giá cước được niêm yết công khai với 3 mức: Dưới 1km đầu giá 6.000 đồng/km, từ km tiếp theo cho tới km thứ 6 giá 6.000 đồng/km, từ km thứ 7 tới km thứ 13 giá 5.000 đồng/km, từ km thứ 13 trở đi giá chỉ còn 4.000 đồng/km. Với cách tính cước theo km, khách hàng chỉ phải trả số tiền bằng khoảng 2/3 so với xe ôm thông thường và bằng 1/2 so với taxi” xe om tinh tien tu dong

“Lái xe của Công ty được ký hợp đồng, đóng bảo hiểm đầy đủ. Hàng tháng lái xe được trả lương 3- 4 triệu đồng, nếu lái xe nào đạt doanh số trên 6 triệu đồng/ tháng sẽ được thưởng 10% doanh thu”, ông Hiệp nói.

Để tạo dựng thương hiệu và niềm tin ở khách hàng, các nhân viên của Công được trang bị đồng phục từ màu áo, mũ bảo hiểm in tên công ty, đến thẻ nhân viên, bảng giá… Đồng thời Công ty cung cấp số điện thoại đường dây nóng nhằm giải đáp những thắc mắc, khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như dich vu dua don hoc sinh

Giá cước được niêm yết rõ ràng



Anh Phạm Văn Thùy, Quản lý nhân sự Công ty cho biết: “Chúng tôi yêu cầu lái xe tuân thủ đúng luật giao thông như đội mũ bảo hiểm, không chở quá số người quy định, không chở hàng quá trọng tải... Đồng thời lái xe chịu sự sắp xếp của Công ty về điểm đứng, tránh việc bắt khách tràn lan như xe ôm tự do xe om gia re. Lái xe nào vi phạm sẽ bị xử phạt, nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị buộc thôi việc”.

“Ngoài ra, Công ty còn bố trí đội trưởng đội xe ôm quản lý ở bến bãi và nhân viên ở Công ty giám sát qua . Do vậy lái xe sẽ được hướng dẫn đi theo quãng đường ngắn nhất, lộ trình chi tiết chặt chẽ, không có thất thoát, gian lận”, anh Thùy cho hay.

“Chỉ ít ngày hoạt động, rất nhiều khách hàng sau khi đi xe của công ty đã quay lại và trở thành khách quen. Chúng tôi tuyệt đối không chèo kéo hay tranh giành khách. Khách hàng tự do lựa chọn nếu thấy dịch vụ tốt”, Anh Nguyễn Văn Nghĩa, lái xe của Công ty vui vẻ nói.

Khó khăn chồng chất

“Vấn đề lớn nhất là bến bãi. Thực tế, hầu hết xe ôm tại các bến xe đều hoạt động một cách tự phát, không có tổ chức chặt chẽ. Sự xuất hiện của dịch vụ xe ôm “lạ” vấp phải sự phản đối kịch liệt của đội ngũ xe ôm tự do. Chính vì vậy, việc mở rộng phạm vi cũng không đơn giản. Công ty mới có đội xe ôm hoạt động tại 2 chốt là trước cổng Đại học Công nghiệp và trụ sở chính Công ty. Dự kiến sau khi khai trương vào ngày 15- 12 Công ty sẽ bố trí thêm 10 đầu xe tại một số chốt ở bến xe Mỹ Đình, đường Hồ Tùng Mậu…” ông Hiệp cho biết.

“Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đạt doanh số trung bình là 2 triệu đồng/ ngày chưa trừ chi phí xăng xe, tính ra Công ty chỉ đủ trả lương nhân viên chưa tính đến các chi phí đắt đỏ khác như tiền thuê văn phòng, tiền đầu tư pano, apphich quảng bá hình ảnh Công ty. Để duy trì hoạt động Công ty phải bù lỗ 60- 70%”, ông Hiệp chia sẻ.

Theo ông Bùi Danh Liên- Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội: “Dịch vụ xe ôm thân thiện là một hình thức vận chuyển mới, với nhiều ưu điểm về giá cả, chất lượng phục vụ, vì vậy rất cần nhân rộng hơn nữa để đông đảo người dân được hưởng lợi ích từ dịch vụ này. Tuy nhiên, công ty TNHH Vận tải Thân Thiện cũng cần làm việc với cơ quan liên quan để bảo vệ quyền lợi của lái xe cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn”.

Nghề lái xe ôm của các nữ sinh gặp nhiều chắc trở


Bên cạnh việc khó khăn khi các nữ tài xế chưa nhận được sự ủng hộ từ gia đình, thì việc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như tính pháp lý đối với các hoạt động của dịch vụ cũng cần được quan tâm. Đặc biệt là nguy hiểm rình rập với các nữ xe ôm không phải ít khi tình hình tội phạm gia tăng như hiện nay.
Được mở rộng và phát triển trong thời gian ngắn nhưng dịch vụ xe ôm thân thiện của Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện đã và đang nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía khách hàng, đặc biệt là đội nữ tài xế xe ôm.
Bắt đầu từ 10 nhân viên nữ
Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện là một trong những công ty đầu tiên thực hiện mô hình taxi xe ôm ở Hà Nội. Khách hàng hoàn toàn yên tâm với những chiếc xe máy của nhân viên được gắn đồng hồ tính cước, số điện thoại, bảng niêm yết giá cụ thể.
Đi vào hoạt động từ tháng 11/2012 với số lượng 10 nhân viên làm tài xế, đến nay công ty đã có hơn 40 nhân viên, trong đó có 6 người là nữ. Việc tuyển thêm nữ tài xế thì mới chỉ bắt đầu cách đây hơn 1 tháng. Và công việc chủ yếu của các nữ tài xế là đưa đón học sinh theo hợp đồng mà không phải đứng bắt khách.
Anh Phạm Văn Hiệp, Giám đốc công ty cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà công ty mới tuyển thêm nhân viên nữ. Sau khi dịch vụ xe ôm taxi hoạt động, có rất nhiều phụ huynh có nhu cầu thuê xe ôm chở con mình đi học. Tuy nhiên, xe om dua don hoc sinh có nhiều cháu học sinh nữ đã lớn tuổi nên họ không an tâm và tin tưởng giao phó con mình cho nhân viên lái xe nam. Vì thế, tôi quyết định tuyển dụng nữ tài xế vào làm việc. Đến nay, công ty đã có 6 nhân viên nữ. Hầu hết các bạn đều là sinh viên”.
Anh Hiệp cho biết, để được nhận vào công ty, các bạn nữ cần phải có sơ yếu lý lịch, bằng lái xe. Khi đi làm sẽ được giao xe, phát quần áo đồng phục và mũ bảo hiểm, mỗi bạn sẽ được sắp xếp những tuyến đường không quá xa và phù hợp với chỗ ở, trung bình từ 7-10km để tiện cho việc đi lại, học hành.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng của dịch vụ, công ty phải trao đổi liên lạc giữa khách hàng và nhân viên để khi có việc cần hay trục trặc nhân viên sẽ thông báo cho khách hàng, đồng thời công ty cũng sẽ tìm hiểu thông tin phản hồi từ phía khách hàng đối với thái độ phục vụ của nhân viên.
Chị Vân Anh, ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội đang sử dụng dịch vụ nữ xe ôm của công ty chia sẻ: "Bé nhà mình năm nay học lớp 2. Vì vấn đề sức khỏe hơn nữa bé lại nói nhiều, hỏi nhiều vì thế mình có yêu cầu tài xế là nữ. Mặc dù các bạn nữ không được cẩn thận, khỏe, và xử lý tình huống nhanh bằng các bạn nam nhưng bạn nữ cũng rất năng động, nhiệt tình, thân thiện, dễ gần, dễ chia sẻ, kiên nhẫn và chiều trẻ hơn các bạn nam. Lúc nào mình cần là các bạn ấy có mặt đúng giờ để đón bé, thậm chí tới sớm hơn. Mình thấy rất yên tâm vào chất lượng của dịch vụ”.
 
T.xe ôm thân thiện
Dịch vụ nữ xe ôm không chỉ giúp khách hàng yên tâm về giá cả, dịch vụ chất lượng, mà bên cạnh đó hình ảnh nữ xe ôm còn mang lại bộ mặt mới cho Thủ đô, thân thiện và năng động hơn.
“Tôi thấy đây là một dịch vụ khá mới mẻ và thu hút nhiều khách hàng. Việc nữ làm tài xế sẽ giúp mọi người có cảm giác yên tâm hơn và đồng thời cũng mang lại điều gì đó mới mẻ. Tôi thấy rất ấn tượng” - anh Trung (ở quận Cầu Giấy) chia sẻ.
Trách nhiệm là chữ tín
Từ khi mới hoạt động, dịch vụ nữ xe om than thien nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía khách hàng. Công ty cũng mong muốn có thể mở rộng hơn nữa dịch vụ này, tuy nhiên để phát triển còn nhiều vấn đề bất cập.
Anh Hiệp cho biết: “Khi bắt đầu tuyển nữ, có nhiều bạn đã nộp hồ sơ và rất thích công việc này, nhưng sau đó gia đình đã biết và phản đối, bố mẹ gọi điện lên bảo: "Mày không tìm được việc gì làm hay sao mà phải làm công việc này?!" Bởi vậy, việc tìm được những nữ nhân viên gắn bó lâu dài với công ty là không hề dễ”.
Để có thêm những khoản thu nhập chi tiêu cho cuộc sống và chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp, Bạn Phạm Thị Chúc, sinh viên năm cuối, Đại học Thương mại, cũng đã nhận hợp đồng đưa đón một bé học sinh lớp 7 đi học thêm vào buổi tối. “Em thấy đây là một công việc rất thú vị và không hề vất vả gì. Mọi người vẫn ngại khi là nữ mà lại đi làm tài xế nhưng em thì không, trái lại em cảm thấy rất vui khi được đưa đón các em học sinh. Chiều nay em mới bắt đầu công việc và cảm thấy rất háo hức với công việc này”.
Cũng thích thú với công việc của một nữ tài xế, nhưng bạn Trần Thị Thu Hiền, sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ phải bỏ việc vì bị gia đình phản đối: "Vì đang học liên thông nên em chỉ học vào thứ 7, chủ nhật. Bởi vậy, hầu hết thời gian em rất rảnh và không biết làm gì. Sau khi tìm hiểu trên mạng và được biết đến Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện tuyển nhân viên nữ, em đã quyết định nộp hồ sơ vào công ty. Sau mấy buổi đưa đón học sinh, em rất thích, công việc nhàn mà lại rất vui và thú vị. Tuy nhiên, sau khi gia đình biết việc em đi làm thêm đã bắt em nghỉ vì lo con gái chạy xe sẽ nguy hiểm. Em đành phải nghỉ việc dù rất muốn làm”.
Bên cạnh việc khó khăn khi các nữ tài xế chưa nhận được sự ủng hộ từ gia đình, thì việc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như tính pháp lý đối với các hoạt động của dịch vụ cũng cần được quan tâm. Đặc biệt là nguy hiểm rình rập với các nữ xe ôm không phải ít khi tình hình tội phạm gia tăng như hiện nay.
Mặc dù xe om gia re, khách hàng yên tâm với chất lượng dịch vụ nhưng nếu có sự cố hay tai nạn xảy ra thì khách hàng có được bảo vệ quyền lợi hay không, trách nhiệm của công ty cũng như nhân viên sẽ như thế nào?. Chị Vân Anh cho biết: "Mình mong muốn dịch vụ này có thể phát triển hơn nữa, rộng khắp vì hiện tại công việc bận rộn cũng có rất nhiều người như mình cần đến dịch vụ đó. Tuy nhiên, vì hầu hết các bạn nữ tài xế đều là sinh viên làm thêm nên những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của hai phía chưa được chặt chẽ, tính pháp lý chưa được đảm bảo một cách chắc chắn, mỗi khi có vấn đề gì xảy ra thì rất khó có thể đảm bảo quyền lợi cho khách hàng”

Tuesday, April 30, 2013

Xe Ôm Thân Thiện đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu



Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện (Công ty Xe Ôm Thân Thiện) đã mở thêm nhiều gói dịch vụ mới như: gói ưu đãi cho học sinh, sinh viên; gói ưu đãi khách đường dài, khách quen quãng ngắn... Đó đều là những gói dịch vụ nhằm hạ giá thành và đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại hành khách.
Công ty Thân Thiện là công ty “xe ôm” chuyên nghiệp đầu tiên ở Hà Nội, chính thức đi vào hoạt động ngày 19/11, công ty đã xây dựng đội “xe ôm” chuyên nghiệp có gắn đồng hồ tính cước như taxi. Sau 2 tháng hoạt động, công ty đã và đang tiếp tục thay đổi để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của hành khách, tạo dựng thương hiệu “xe ôm an toàn, thân thiện”.
Đội ngũ lái xe của Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện
Đội ngũ lái xe của Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện
Nói về những đổi mới trong hoạt động của công ty, anh Phạm Văn Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện, cho biết: Do đây là mô hình mới, lạ lần đầu tiên áp dụng ở Thủ đô nên quá trình hoạt động vẫn phát sinh nhiều vấn đề. Đơn cử như, hệ thống định vị và đồng hồ tính cước trên xe hoạt động thiếu ổn định do nguồn điện trên xe không đảm bảo, “mào xe”- bảng hiển thị tên công ty, bảng giá niêm yết chưa rõ ràng, cản trở tầm nhìn lái xe... Vì thế, công ty đã chủ động nghiên cứu, cùng với ADSUN (nhà phân phối thiết bị định vị và đồng hồ tính cước) tìm giải pháp tiến hành thay mới các thiết bị trên xe. Đến nay, toàn bộ bảng giá, logo công ty được in dán trực tiếp trên kính chắn gió của mỗi xe, bộ thiết bị định vị và đồng hồ tính cước được gắn thêm thiết bị tiết kiệm điện... xe om gia re Chưa kể toàn bộ nhân viên, lái xe của công ty được trang bị đồng phục, thẻ nhân viên và mũ bảo hiểm theo quy chuẩn. Tất cả những thay đổi trên đều nhằm mục đích đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Trên mỗi xe đều được trang bị đồng hồ tính cước, bảng niêm yết giá, số điện thoại đường dây nóng
Trên mỗi xe đều được trang bị đồng hồ tính cước, bảng niêm yết giá,
số điện thoại đường dây nóng...
Được biết, sau thời gian hoạt động nhỏ lẻ với chỉ 10 xe, đến thời điểm này Công ty Thân Thiện đã nâng gấp đôi số xe chuyên chở hành khách và dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào đầu năm 2013. Ngoài ra, công ty đã thuê bãi đỗ rộng 100m2 tại khu vực bến xe Mỹ Đình để làm điểm đón, trả khách; xây dựng hệ thống tổng đài chung và điện thoại đường dây nóng để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
Anh Phạm Văn Thùy, Phụ trách Quản lý nhân sự Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện, cho biết: Trong hợp đồng lao động, chúng tôi đã đưa ra nhiều điều khoản ràng buộc lái xe, trong đó yêu cầu lái xe tuân thủ luật giao thông, chịu sự sắp xếp của Công ty về điểm đứng, lộ trình... tránh việc bắt khách tràn lan như “xe ôm” tự do. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của hệ thống định vị GPS, nhất cử nhất động của lái xe trên đường đều được báo về trung tâm. Lái xe nào vi phạm sẽ bị xử phạt, nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị buộc thôi việc.
Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận và tin tưởng vào dịch vụ, trong đợt khai trương này Công ty Thân Thiện đã đưa ra bảng giá cước ưu đãi cho đối tượng xe om dua don hoc sinh học sinh, sinh viên, khách đường dài và khách quen đi đường quãng ngắn. Trước đây, ở kilômét đầu tiên khách hàng phải trả tới 6.000 đồng, thì giờ chỉ với 5.000 đồng/km cho quãng đường dưới 3km, các đối tượng thuộc diện ưu đãi đã có thể sử dụng dịch vụ của công ty.
“Nhận thấy những ưu điểm của loại hình này nên ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến dịch vụ của công ty, trong đó có một số lượng không nhỏ hành khách ở các quận Gia Lâm, Long Biên gọi đến. Tuy nhiên, do mô hình công ty hiện nay chưa cho phép nên chúng tôi chưa thể đáp ứng được tất cả hành khách ở Hà Nội. Sắp tới công ty sẽ tiếp tục triển khai thêm một số điểm đỗ sang các khu vực lân cận. Dự kiến từ quý II năm 2013, Công ty sẽ triển khai thêm đội xe lưu động trên đường để phục vụ khách vãng lai, khách gọi điện qua tổng đài”, anh Hiệp cho hay.
Hiện nay, ngoài mô hình “xe ôm” chuyên nghiệp của Công ty Thân Thiện thì ở Hà Nội, gần 5.000 “xe ôm” vẫn đang tổ chức hoạt động theo mô hình các tổ tự quản. Với mô hình tổ “xe ôm” tự quản, các cơ quan chức năng chỉ có thể quản lý theo hồ sơ thành viên, ngoài ra các vấn đề nảy sinh trên đường đều do các lái xe tự xử lý. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề gây bức xúc trong dư luận như: nạn chèo kéo, tranh giành khách, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... và không ít các vụ án hình sự liên quan đến “xe ôm tính tiện tự động.

Nữ xe ôm xinh đẹp ở hà nội


"Nữ xe ôm xinh đẹp" đang là đề tài được dư luận quan tâm trong những ngày gần đây. Nhiều người tò mò bởi lẽ chuyện con gái chạy xe ôm đã là điều ít thấy mà ở đây những “tay lái” đó lại toàn là sinh viên từ các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội. Đội xe ôm nữ mang tên Xe ôm thân thiện đã đi vào hoạt động từ nửa tháng nay, hiện có 6 thành viên tham gia nhóm chạy xe này.
Khác với những “xe ôm” chuyên nghiệp, các nữ sinh xe om dua don hoc sinh này không phải đứng nắng, đội mưa chờ, đưa khách đi khắp nơi. Công việc của các bạn ấy đơn giản và nhẹ nhàng hơn là phụ trách đưa đón 1 em học sinh tới trường - về nhà. “Nhiều phụ huynh có nhu cầu là tuyển nữ đưa con gái đang tuổi mới lớn đến trường nên anh đã hiện thực hóa mô hình nữ xe ôm thân thiện đó. Hiện công ty đã có 10 hợp đồng đưa đón học sinh”, anhPhạm Văn Hiệp - giám đốc công ty điều hành dịch vụ xe ôm thân thiện cho biết.
Đội xe ôm thân thiện gồm 30 thành viên trong đó 6 cô nàng xinh xắn học cao đẳng, đại học ở Hà Nội.
Khi đăng tuyển nhân viên trên website và tờ rơi, anh Hiệp nhận được rất nhiều lời xin tham gia của các bạn trẻ. Tuy nhiên, lúc được biết mình sẽ phải diện áo, đội mũ, đi xe có giăng đầy dòng chữ “Xe ôm” lên, cũng đông không kém các bạn nói tiếng “ra đi”. Nhiều teen vẫn còn mặc địch "mác xe ôm" là nghề ở “tận cùng xã hội”, không đáng được coi trọng và thường dành cho những người kém cỏi.
Cũng có chút mặc cảm bởi quan điểm đó nên Mai Nguyệt Ánh, sinh viên năm 2, khoa Sư phạm Du lịch, ĐH Công nghiệp Hà Nội không khỏi ngượng ngùng khi bắt đầu công việc. “Ngày đầu chạy xe, rất nhiều người cứ nhìn chằm chằm vào mình khi mặc đồng phục có chữ “xe ôm” to đùng. Thậm chí, có bác đi qua rồi còn dừng xe quay lại nhìn mình nữa. Cảm giác lúc đó thật ngại và lúng túng”, Ánh tâm sự.
Nữ sinh này cũng không tránh khỏi chút xấu hổ khi nghĩ bạn bè biết mình chạy xe ôm. Tuy nhiên, suy nghĩ đó qua nhanh và bạn ấy tự hào rằng, mình đang làm một công việc chính đáng, giúp mình trở nên tự lập hơn và cải thiện phần nào vấn đề kinh tế cho gia đình làm nông nghiệp. Chạy xe ôm đưa đón học sinh như Nguyệt Ánh, mỗi tháng cũng kiếm được 2- 3 triệu đồng.
Mai Nguyệt Ánh, sinh viên năm 2, khoa Sư phạm du lịch, đại học Công nghiệp Hà Nội cùng khách hàng nhí của mình.
Từng trải qua nhiều công việc làm thêm như gia sư, phục vụ nhưng Hoàng Thị Xuân - sinh viên năm 3 đại học Sư phạm Hà Nội vẫn tham gia chạy Xe ôm thân thiện. “Mình thấy việc con gái làm xe ôm cũng mới lạ và thú vị đấy chứ, do đó mình đã tham gia để thử cảm giác thế nào”, Xuân chia sẻ. Sau hơn 2 tuần thử cảm giác mới, Xuân tự tin khẳng định rằng, mình sẽ làm công việc này đến khi ra trường dù trước đó đã bị nhiều bạn bè trêu chọc.
“Với mình, công việc nào cũng cao quý, miễn là mình kiếm được tiền một cách chính đáng. Hơn nữa, mình học về sư phạm và ngành này đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với học sinh và việc đưa đón các em như thế đã giúp ích cho mình rất nhiều trong chuyện tìm hiểu tâm lí bọn nhỏ. xe om gia re Khi chạy xe, mình nhận ra rằng, các em thoải mái trong việc chia sẻ các câu chuyện ở lớp, ở trường… với chị xe ôm hơn các gia sư. Có vẻ mác cô giáo ở nhà vẫn tạo khoảng cách cho mấy em ấy. Và việc nắm được thực tế tâm sinh lí của học sinh như thế sẽ càng thuận lợi cho sự giảng dạy sau này của mình”, cô giáo tương lai Hoàng Thị Xuân tâm sự.
2 tuần đưa đón bé Lực, học sinh lớp 5 trường Lomonoxop, Xuân và khách hàng nhí đã trở nên thân thiết hơn. Chuyện gì ở nhà hay trường, lớp, cậu bé ấy đều hào hứng kể cho nữ xe ôm trẻ. Có lần Lực bị điểm kém, quyết không về nhà, Xuân lại phải lôi em đi ăn kem, dụ ngọt để bé yên tâm trở lại.
Bởi chỉ phải chạy xe trên một tuyến đường nên chuyện lúng túng phố này, ngõ nọ với các nữ xe ôm ít khi xảy ra. Các bạn ấy chỉ gặp chút khó khăn khi đón các em vào lúc tan tầm, đường tắc hay chuyện phải dậy sớm thay vì “ngủ nướng” như bạn bè.
Hoàng Thị Xuân, sinh viên năm 3 đại học Sư phạm Hà Nội - nữ xe ôm thân thiện với quyết tâm làm nghề đến tận lúc tốt nghiệp.
Công việc này yêu cầu khắt khe chuyện đúng giờ, nếu chậm trễ sẽ bị trừ 50% lương nên Xuân và các bạn phải dậy sớm để đưa “khách hàng nhí” đến lớp. Một ngày của bạn ấy thường bắt đầu từ 5h30 sáng và 6h45 phút phải cùng em học sinh đó có mặt ở trường. xe om tinh tien tu dong Sau khi phục vụ khách hàng nhí, Xuân mới nạp năng lượng cho bữa sáng và lại tiếp tục các công việc khác của mình. Bởi vừa chủ động được giờ giấc lại có thể làm được nhiều việc khác như đi học hay gia sư hay nên cô giáo tương lai này hài lòng với nghề chạy xe ôm lắm.
Bố mẹ Xuân ban đầu phản đối kịch liệt chuyện con gái đi chạy xe nhưng sau khi bạn ấy thuyết phục bằng các lợi ích thực tiễn mình thu được từ mấy ngày làm thử, phụ huynh đã tán đồng.
Trước các nữ xe ôm, hơn 20 nam sinh đã tham gia chạy xe ôm thân thiện. Các chàng này phải làm vất vả hơn những cô gái trẻ là ra đường đón khách hay chở hàng hóa. Ngày đầu đứng ở bến xe buýt gần trường,Phạm Viết Hiệp, sinh viên năm 4 khoa khoa học máy tính K4, đại học Công nghiệp Hà Nội đã phải bịt khẩu trang kín mít vì xấu hổ. Giờ thì, sau hơn 1 tháng làm việc, bạn bè Hiệp đi đâu cũng gọi chàng xe ôm này và cả đám thi thoảng lại trà đá chém gió vào giờ Hiệp rảnh việc.
Quỳnh Anh, 14 tuổi, đường Đức Diễn, Từ Liêm, Hà Nội rất hài lòng với chàng xe ôm sinh viên của mình.
Có ngày, chỉ một buổi sáng, bạn ấy đã chay được hơn 100km đưa hết khách nọ đến khách kia đi. Nhờ chạy xe ôm mà tháng vừa rồi Hiệp đã kiếm được hơn 5 triệu tiền lương. Tâm sự về “nghề tay trái” của mình, Hiệp vui vẻ: “Ngày trước mình nghĩ mấy ông xe ôm bựa lắm. Giờ đi làm rồi, vẫn thấy bựa. Tuy nhiên, làm nghề này, mình hiểu về xã hội được thực tế hơn, trò chuyện với mọi người cũng tự tin nữa… Mình thích được gọi là “ông Thân thiện” hơn là xe ôm. Nhưng cứ nghe mãi rồi cũng chả sao cả. Giờ nhiều người vẫn tò mò nhìn mình mặc áo, đội mũ, đi xe có chữ xe ôm to tướng. Lúc buồn mình thấy mặc cảm một chút nhưng khi vui thì mình quay lại toe toét cười cùng”, Hiệp tâm sự về xe om than thien
“Lão ấy bựa lắm, nói nhiều nhưng được cái nhiệt tình, dí dỏm và trách nhiệm. Mình thường xuyên nhờ lão ấy giao đồ đi các nơi và bao giờ cũng thấy hài lòng về kết quả cả”, Quỳnh Anh, 14 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ.
Làm một công việc mới lạ với tinh thần hào hứng, các bạn trẻ nhà mình hi vọng rằng, xe ôm thân thiện với cách tính tiền tự động, làm việc nhiệt tình có thể làm thay đổi phần nào suy nghĩ của mọi người về nghề ở “tận cùng xã hội”.

Saturday, April 27, 2013

Xe Ôm Ở Thành Phố Hồ Chí Minh


Lâu nay, người dân Sài Gòn vẫn khá quen thuộc với dịch vụ taxi xe ôm, xe om tinh tien tu dong chuyên đưa đón học sinh, sinh viên, vận chuyển hàng, đón khách theo yêu cầu... Tuy nhiên, với cách làm khác lạ, gắn thêm đồng hồ tính cước phía trước, dịch vụ taxi xe ôm ngay lập tức thu hút sự chú ý.
"Chúng tôi hoạt động được hơn 3 tháng. Khi có đồng hồ, khách hàng không kỳ kèo, giá được theo quy định sẵn. Mỗi xe còn được gắn GPS, nếu thấy bác tài cố tính đi đường vòng, nhân viên sẽ gọi chấn chỉnh ngay", ông Đoàn Hữu Phát, Giám đốc công ty chuyên cung cấp dịch vụ xe ôm có đồng hồ tính cước đầu tiên tại Sài Gòn nói.
Những chiếc xe của hãng này trông thật lạ khi được "biến tấu" bằng cách gắn biển màu trắng trên đầu xe, dùng làm đèn như bảng hiệu của taxi để mọi người nhận thấy ban đêm, phía trên tay lái phải gắn thêm đồng hồ tính cước. Đuôi xe (phía dưới biển số) là giá cước: km đầu tiên 10.000 đồng, từ 2 đến 11 km tiếp theo 6.000 đồng một km, từ km thứ 11 trở đi: 3.100 đồng mỗi cây số.

Đồng hồ cơ được mua với giá 1,5 triệu đồng mỗi chiếc, định vị GPS 2 triệu đồng, các loại phí khác... tính ra, mỗi xe công ty này phải đầu tư 4,5 triệu đồng (chỉ riêng cho phần thiết bị).  xe om gia re Hiện công ty đã lắp đặt hệ thống này trên 12 xe, cả tiền xe thì tổng mức đầu tư ban đầu của đơn vị này lên đến gần 400 triệu đồng.Theo ông Phát, việc lắp đặt đồng hồ tính cước không theo quy chuẩn nào, đồng hồ cũng chưa kiểm định, ông lùng mua các đồng hồ cơ bỏ đi của các ôtô taxi cũ, gắn thêm dây và cho chạy. Để chính xác và an toàn, hằng ngày công ty đều kiểm tra lại đồng hồ này.
Dịch vụ taxi xe ôm có đồng hồ tính cước ở Sài Gòn. Ảnh: Kiên Cường
Dịch vụ taxi xe ôm có đồng hồ tính cước ở Sài Gòn. Ảnh: Kiên Cường.
"Ở đây có cả 3 nữ tài xế đó, họ chuyên chở học sinh. Lương cứng mỗi tháng trung bình của anh em là khoảng 2,5 triệu đồng, tiền xăng công ty lo, nếu chạy 4 triệu trở lên trong một tháng thì được hưởng thêm 10% số đó. Tài xế thường chúng tôi tuyển trên mạng Internet, mỗi ngày anh em chạy cũng được 150.000 đồng, đủ chi tiêu, nhưng mấy tháng đầu toàn lỗ", ông Phát cho biết.
Chị Thu Thanh, một hành khách quen thuộc cho rằng, taxi xe ôm có đồng hồ cước giúp chị yên tâm hơn, chị thường kêu họ chở đi chợ, mua đồ. "Tôi thấy đây là mô hình hay, quan trọng là các bác tài cũng như công ty rất đàng hoàng nên đi xe ôm không việc gì phải lo", chị Thanh nói.
Hiện công ty đang làm đơn kiến nghị lên Sở Giao thông Vận tải TP HCM để xin phép cho các bác tài có nơi đậu xe đàng hoàng.
Ngoài ra, công ty cũng không ngần ngại đưa đồng hồ tới cơ quan chức năng kiểm định để đảm bảo tính chính xác. Tuy nhiên, trước nay, cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ thực hiện kiểm định cho đồng hồ taxi ôtô.
Dịch vụ taxi xe ôm của công ty đang hoạt động từ khu vực công viên Lê Thị Riêng đến Khu Công nghiệp Tân Bình và các quận khác như quận 3, 10, Tân Phú. Sắp tới, công ty đang chuẩn bị đầu tư để nâng tổng số xe lên 20 chiếc.

Thursday, April 25, 2013

Dịch Vụ Đưa Đón Khách Bằng Xe Ôm



Bạn đang kinh doanh dịch vụ xe khách đường dài, xe om tinh tien tu dong dịch vụ bên bạn chuyên đưa rước khách ở thành phố đi các tỉnh và ngược lại, bạn cảm thấy việc đợi khách mất khá nhiều thời gian hay việc chạy xe vòng vòng đón khách ở các nơi trong thành phố thật là phiền phức, không những thế đôi khi xe của bạn không được phép lưu thông một số nơi trong thành phố vì thế bạn không tài nào đến tận nơi đón khách. Bạn đừng lo lắng hãy để dịch vụ xe ôm Thân Thiện chia sẽ cùng bạn.
xe ôm thân thiện
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI THÂN THIỆN
Địa chỉ: Xóm Mới, Đức Diễn, Phủ Diển, Từ Liêm, Hà nội
Điện thoại: 04.66 592 592 - 04.66 55 66 11
Email: thanthien84@gmail.com

Wednesday, April 24, 2013

Xe Ôm Tại Thanh Hóa


Dịch vụ “taxi ôm” xuất hiện tại Thanh Hóa là do Công ty TNHH vận tải Tuệ Ý đứng ra thành lập. Bà Nguyễn Thị Thoa, Giám đốc Công ty TNHH Tuệ Ý cho biết: “Dịch vụ taxi ôm của Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 21/3, bước đầu hoạt động công ty có hơn 10 xe “taxi ôm” để phục vụ khách hàng trên địa bàn TP. Thanh Hóa. Hiện công ty đang triển khai phục vụ khách hàng ở một số điểm chính như: chợ Vườn Hoa, chợ Tây Thành, Ga Thanh Hóa… và xe om than thien
 Dịch vụ “taxi ôm - văn minh Việt Nam” xuất hiện tại thành phố Thanh Hóa những ngày qua gây sự chú ý cho nhiều người dân.
 Dịch vụ “taxi ôm - văn minh Việt Nam” xuất hiện tại thành phố Thanh Hóa những ngày qua gây sự chú ý cho nhiều người dân.


Theo quan sát của phóng viên, dịch vụ “taxi ôm” là những chiếc xe gắn máy được trang bị hệ thống đồng hồ tính cước, có bảng niêm yết giá gắn sau xe, tài xế lái xe được trang bị áo đồng phục với dòng chữ “taxi ôm văn minh - phong cách cuộc sống mới” làm nhiều người dân chú ý khi đứng đón khách và chạy trên đường.
Giá trung bình khi sử dụng dịch vụ “taxi ôm”là 4.000đ/1km. Anh Trần Ngọc Công, một tài xế chạy “taxi ôm” cho biết: “Tuy dịch vụ “taxi ôm” mới hoạt động được 3 ngày  xe om gia re nhưng chúng tôi đã đón nhật được rất nhiều tình cảm của khách hàng dành cho. Anh em tài xế của công ty đều còn rất trẻ làm tài xế xe ôm. Xe ôm có giá niêm yết, mặc áo đồng phục nên được nhiều người dân chú ý và thích thú”.
Dịch vụ “taxi ôm - văn minh Việt Nam” xuất hiện tại thành phố Thanh Hóa những ngày qua gây sự chú ý cho nhiều người dân.

Dịch vụ “taxi ôm - văn minh Việt Nam” xuất hiện tại thành phố Thanh Hóa những ngày qua gây sự chú ý cho nhiều người dân.

Không chỉ có phong cách phục vụ lịch sự, thân thiện mà trên mỗi xe đều có bảng giá được niêm yết.
Không chỉ có các "tài xế" nam mà điều khiến nhiều người đi đường chú ý đó là còn có cả những "tài xế" nữ tham gia đội "taxi ôm", hình ảnh lâu nay ít thấy tại Thanh Hóa. 
Chị Thoa cho biết thêm: “Do công ty mới thành lập nên số lượng xe đang còn hạn chế. Sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng thêm nhiều điểm đón khách và đưa vào sử dụng các dịch vụ như đưa đón học sinh, đưa đón khách du lịch muốn sử dụng “taxi ôm”. xe om dua don hoc sinh
Dịch vụ “taxi ôm - văn minh Việt Nam” xuất hiện tại thành phố Thanh Hóa những ngày qua gây sự chú ý cho nhiều người dân.
Taxi ôm có gắn đồng hồ tính cây số và tính tiền ở trước xe.
Dịch vụ “taxi ôm - văn minh Việt Nam” xuất hiện tại thành phố Thanh Hóa những ngày qua gây sự chú ý cho nhiều người dân.
 
Đội ngũ tài xế lái taxi ôm có cả nữ xuất hiện trên đường phố Thanh Hóa đã thu hút nhiều người đi đường chú ý. xe om tinh tien tu dong

Tuesday, April 23, 2013

Xe Ôm Thân Thiện


Đặt trụ sở tại xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (Hà Nội), hiện nay đội ngũ lái xe, nhân viên của công ty với hơn 30 người và 35 xe, hoạt động từ 7 giờ sáng đến 19 giờ tối. Anh Phạm Văn Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện cho biết: Hoạt động của xe ôm thân thiện giống như mô hình tắc-xi, trên mỗi xe gắn máy đều được trang bị đồng hồ tính cước, bảng niêm yết giá, số điện thoại đường dây nóng. Các thiết bị hệ thống định vị bằng GPS và phần mềm quản lý phương tiện giúp công ty kiểm soát hoạt động của phương tiện mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, trên mỗi xe đều được kiểm định và dán tem theo quy chuẩn chất lượng của loại đồng hồ tính cước taxi, sử dụng mắt hồng ngoại gắn ở yên xe để khi hành khách ngồi lên xe là đồng hồ có thể hoạt động, khi khách xuống xe, hệ thống hồng ngoại sẽ xác nhận và tính cước cho hành khách. Với giá cước theo ki-lô-mét, khách hàng chỉ phải trả số tiền thấp hơn nhiều so với xe ôm thông thường và chưa bằng 1/2 so với tắc-xi. xe om than thien
 xe ôm thân thiện
Đội xe ôm thân thiện đang hoạt động tại cổng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Anh Vũ Văn Chung, Đội trưởng Đội quản lý xe ôm thân thiện tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi làm việc đều được ký kết hợp đồng lao động. Mỗi nhân viên phải nắm vững và chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ, nếu ai vi phạm giao thông 2 lần sẽ buộc thôi việc.xe om tinh tien tu dong Toàn bộ nhân viên, lái xe của công ty được trang bị đồng phục, thẻ nhân viên và mũ bảo hiểm theo quy chuẩn, bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách. Công ty trả lương cứng từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng hoặc trả 75% số tiền doanh thu theo tháng nên thu nhập ổn định hơn so với hoạt động xe ôm thông thường”.
Đã nhiều lần là khách hàng của công ty, bạn Phan Thị Thu Trang, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Đi xe ôm thân thiện không phải mặc cả, giá cước lại rất phù hợp với học sinh, sinh viên. Đặc biệt, đội ngũ lái xe cũng rất thân thiện, cởi mở giúp khách yên tâm hơn”.xe om gia re
Với mô hình hoạt động chuyên nghiệp, đội xe ôm thân thiện đảm nhiệm các loại dịch vụ vận tải như: Đưa đón học sinh, sinh viên, vận chuyển hàng hóa, chở khách theo yêu cầu… Theo Giám đốc Phạm Văn Hiệp, khó khăn nhất hiện nay là việc đăng ký thủ tục bến bãi tại các bến xe để công ty hoạt động còn nhiều vướng mắc.

Nữ Sinh Lái Xe Ôm


"Nữ xe ôm xinh đẹp" đang là đề tài được dư luận quan tâm trong những ngày gần đây. Nhiều người tò mò bởi lẽ chuyện con gái chạy xe ôm đã là điều ít thấy mà ở đây những “tay lái” đó lại toàn là sinh viên từ các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội. Đội xe ôm nữ mang tên Xe ôm thân thiện đã đi vào hoạt động từ nửa tháng nay, hiện có 6 thành viên tham gia nhóm chạy xe này.xe om than thien
Khác với những “xe ôm” chuyên nghiệp, các nữ sinh này không phải đứng nắng, đội mưa chờ, đưa khách đi khắp nơi. Công việc của các bạn ấy đơn giản và nhẹ nhàng hơn là phụ trách đưa đón 1 em học sinh tới trường - về nhà. “Nhiều phụ huynh có nhu cầu là tuyển nữ đưa con gái đang tuổi mới lớn đến trường nên anh đã hiện thực hóa mô hình nữ xe ôm thân thiện đó. Hiện công ty đã có 10 hợp đồng đưa đón học sinh”, anh Phạm Văn Hiệp - giám đốc công ty điều hành dịch vụ xe ôm thân thiện cho biết.
xeomthanthien 
Đội xe ôm thân thiện gồm 30 thành viên trong đó 6 cô nàng xinh xắn học cao đẳng, đại học ở Hà Nội.
Khi đăng tuyển nhân viên trên website và tờ rơi, anh Hiệp nhận được rất nhiều lời xin tham gia của các bạn trẻ. Tuy nhiên, lúc được biết mình sẽ phải diện áo, đội mũ, đi xe có giăng đầy dòng chữ “Xe ôm” lên, cũng đông không kém các bạn nói tiếng “ra đi”. Nhiều teen vẫn còn mặc địch "mác xe ôm" là nghề ở “tận cùng xã hội”, không đáng được coi trọng và thường dành cho những người kém cỏi.
Cũng có chút mặc cảm bởi quan điểm đó nên Mai Nguyệt Ánh, sinh viên năm 2, khoa Sư phạm Du lịch, ĐH Công nghiệp Hà Nội không khỏi ngượng ngùng khi bắt đầu công việc. “Ngày đầu chạy xe, rất nhiều người cứ nhìn chằm chằm vào mình khi mặc đồng phục có chữ “xe ôm” to đùng. Thậm chí, có bác đi qua rồi còn dừng xe quay lại nhìn mình nữa. Cảm giác lúc đó thật ngại và lúng túng”, Ánh tâm sự.
Nữ sinh này cũng không tránh khỏi chút xấu hổ khi nghĩ bạn bè biết mình chạy xe ôm. Tuy nhiên, suy nghĩ đó qua nhanh và bạn ấy tự hào rằng, mình đang làm một công việc chính đáng, giúp mình trở nên tự lập hơn và cải thiện phần nào vấn đề kinh tế cho gia đình làm nông nghiệp. Chạy xe ôm đưa đón học sinh như Nguyệt Ánh, mỗi tháng cũng kiếm được 2- 3 triệu đồng.
 xeomthanthien
Mai Nguyệt Ánh, sinh viên năm 2, khoa Sư phạm du lịch, đại học Công nghiệp Hà Nội cùng khách hàng nhí của mình.
Từng trải qua nhiều công việc làm thêm như gia sư, phục vụ nhưng Hoàng Thị Xuân - sinh viên năm 3 đại học Sư phạm Hà Nội vẫn tham gia chạy Xe ôm thân thiện. “Mình thấy việc con gái làm xe ôm cũng mới lạ và thú vị đấy chứ, do đó mình đã tham gia để thử cảm giác thế nào”, Xuân chia sẻ. Sau hơn 2 tuần thử cảm giác mới, Xuân tự tin khẳng định rằng, mình sẽ làm công việc này đến khi ra trường dù trước đó đã bị nhiều bạn bè trêu chọc.
“Với mình, công việc nào cũng cao quý, miễn là mình kiếm được tiền một cách chính đáng. Hơn nữa, mình học về sư phạm và ngành này đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với học sinh và việc đưa đón các em như thế đã giúp ích cho mình rất nhiều trong chuyện tìm hiểu tâm lí bọn nhỏ. Khi chạy xe, mình nhận ra rằng, các em thoải mái trong việc chia sẻ các câu chuyện ở lớp, ở trường… với chị xe ôm hơn các gia sư. Có vẻ mác cô giáo ở nhà vẫn tạo khoảng cách cho mấy em ấy. Và việc nắm được thực tế tâm sinh lí của học sinh như thế sẽ càng thuận lợi cho sự giảng dạy sau này của mình”, cô giáo tương lai Hoàng Thị Xuân tâm sự.
2 tuần đưa đón bé Lực, học sinh lớp 5 trường Lomonoxop, Xuân và khách hàng nhí đã trở nên thân thiết hơn. Chuyện gì ở nhà hay trường, lớp, cậu bé ấy đều hào hứng kể cho nữ xe ôm trẻ. Có lần Lực bị điểm kém, quyết không về nhà, Xuân lại phải lôi em đi ăn kem, dụ ngọt để bé yên tâm trở lại.
Bởi chỉ phải chạy xe trên một tuyến đường nên chuyện lúng túng phố này, ngõ nọ với các nữ xe ôm ít khi xảy ra. Các bạn ấy chỉ gặp chút khó khăn khi đón các em vào lúc tan tầm, đường tắc hay chuyện phải dậy sớm thay vì “ngủ nướng” như bạn bè.
 xeomthanthien
Hoàng Thị Xuân, sinh viên năm 3 đại học Sư phạm Hà Nội - nữ xe ôm thân thiện với quyết tâm làm nghề đến tận lúc tốt nghiệp.
Công việc này yêu cầu khắt khe chuyện đúng giờ, nếu chậm trễ sẽ bị trừ 50% lương nên Xuân và các bạn phải dậy sớm để đưa “khách hàng nhí” đến lớp. Một ngày của bạn ấy thường bắt đầu từ 5h30 sáng và 6h45 phút phải cùng em học sinh đó có mặt ở trường. Sau khi phục vụ khách hàng nhí, Xuân mới nạp năng lượng cho bữa sáng và lại tiếp tục các công việc khác của mình. Bởi vừa chủ động được giờ giấc lại có thể làm được nhiều việc khác như đi học hay gia sư hay nên cô giáo tương lai này hài lòng với nghề chạy xe ôm lắm.xe om tinh tien tụ dong
Bố mẹ Xuân ban đầu phản đối kịch liệt chuyện con gái đi chạy xe nhưng sau khi bạn ấy thuyết phục bằng các lợi ích thực tiễn mình thu được từ mấy ngày làm thử, phụ huynh đã tán đồng.
Trước các nữ xe ôm, hơn 20 nam sinh đã tham gia chạy xe ôm thân thiện. Các chàng này phải làm vất vả hơn những cô gái trẻ là ra đường đón khách hay chở hàng hóa. Ngày đầu đứng ở bến xe buýt gần trường, Phạm Viết Hiệp, sinh viên năm 4 khoa khoa học máy tính K4, đại học Công nghiệp Hà Nội đã phải bịt khẩu trang kín mít vì xấu hổ. Giờ thì, sau hơn 1 tháng làm việc, bạn bè Hiệp đi đâu cũng gọi chàng xe ôm này và cả đám thi thoảng lại trà đá chém gió vào giờ Hiệp rảnh việc.
 xeomthanthien
Quỳnh Anh, 14 tuổi, đường Đức Diễn, Từ Liêm, Hà Nội rất hài lòng với chàng xe ôm sinh viên của mình.
Có ngày, chỉ một buổi sáng, bạn ấy đã chay được hơn 100km đưa hết khách nọ đến khách kia đi. Nhờ chạy xe ôm mà tháng vừa rồi Hiệp đã kiếm được hơn 5 triệu tiền lương. Tâm sự về “nghề tay trái” của mình, Hiệp vui vẻ: “Ngày trước mình nghĩ mấy ông xe ôm bựa lắm. Giờ đi làm rồi, vẫn thấy bựa. Tuy nhiên, làm nghề này, mình hiểu về xã hội được thực tế hơn, trò chuyện với mọi người cũng tự tin nữa… Mình thích được gọi là “ông Thân thiện” hơn là xe ôm. Nhưng cứ nghe mãi rồi cũng chả sao cả. Giờ nhiều người vẫn tò mò nhìn mình mặc áo, đội mũ, đi xe có chữ xe ôm to tướng. Lúc buồn mình thấy mặc cảm một chút nhưng khi vui thì mình quay lại toe toét cười cùng”, Hiệp tâm sự.
“Lão ấy bựa lắm, nói nhiều nhưng được cái nhiệt tình, dí dỏm và trách nhiệm. Mình thường xuyên nhờ lão ấy giao đồ đi các nơi và bao giờ cũng thấy hài lòng về kết quả cả”, Quỳnh Anh, 14 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ.
Làm một công việc mới lạ với tinh thần hào hứng, các bạn trẻ nhà mình hi vọng rằng, xe ôm thân thiện với cách tính tiền tự động, làm việc nhiệt tình có thể làm thay đổi phần nào suy nghĩ của mọi người về nghề ở “tận cùng xã hội”.