"Nữ xe ôm xinh đẹp" đang là đề tài được dư luận quan tâm trong những ngày gần đây. Nhiều người tò mò bởi lẽ chuyện con gái chạy xe ôm đã là điều ít thấy mà ở đây những “tay lái” đó lại toàn là sinh viên từ các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội. Đội xe ôm nữ mang tên Xe ôm thân thiện đã đi vào hoạt động từ nửa tháng nay, hiện có 6 thành viên tham gia nhóm chạy xe này.
Khác với những “xe ôm” chuyên nghiệp, các nữ sinh xe om dua don hoc sinh này không phải đứng nắng, đội mưa chờ, đưa khách đi khắp nơi. Công việc của các bạn ấy đơn giản và nhẹ nhàng hơn là phụ trách đưa đón 1 em học sinh tới trường - về nhà. “Nhiều phụ huynh có nhu cầu là tuyển nữ đưa con gái đang tuổi mới lớn đến trường nên anh đã hiện thực hóa mô hình nữ xe ôm thân thiện đó. Hiện công ty đã có 10 hợp đồng đưa đón học sinh”, anhPhạm Văn Hiệp - giám đốc công ty điều hành dịch vụ xe ôm thân thiện cho biết.
Đội xe ôm thân thiện gồm 30 thành viên trong đó 6 cô nàng xinh xắn học cao đẳng, đại học ở Hà Nội. |
Khi đăng tuyển nhân viên trên website và tờ rơi, anh Hiệp nhận được rất nhiều lời xin tham gia của các bạn trẻ. Tuy nhiên, lúc được biết mình sẽ phải diện áo, đội mũ, đi xe có giăng đầy dòng chữ “Xe ôm” lên, cũng đông không kém các bạn nói tiếng “ra đi”. Nhiều teen vẫn còn mặc địch "mác xe ôm" là nghề ở “tận cùng xã hội”, không đáng được coi trọng và thường dành cho những người kém cỏi.
Cũng có chút mặc cảm bởi quan điểm đó nên Mai Nguyệt Ánh, sinh viên năm 2, khoa Sư phạm Du lịch, ĐH Công nghiệp Hà Nội không khỏi ngượng ngùng khi bắt đầu công việc. “Ngày đầu chạy xe, rất nhiều người cứ nhìn chằm chằm vào mình khi mặc đồng phục có chữ “xe ôm” to đùng. Thậm chí, có bác đi qua rồi còn dừng xe quay lại nhìn mình nữa. Cảm giác lúc đó thật ngại và lúng túng”, Ánh tâm sự.
Nữ sinh này cũng không tránh khỏi chút xấu hổ khi nghĩ bạn bè biết mình chạy xe ôm. Tuy nhiên, suy nghĩ đó qua nhanh và bạn ấy tự hào rằng, mình đang làm một công việc chính đáng, giúp mình trở nên tự lập hơn và cải thiện phần nào vấn đề kinh tế cho gia đình làm nông nghiệp. Chạy xe ôm đưa đón học sinh như Nguyệt Ánh, mỗi tháng cũng kiếm được 2- 3 triệu đồng.
Mai Nguyệt Ánh, sinh viên năm 2, khoa Sư phạm du lịch, đại học Công nghiệp Hà Nội cùng khách hàng nhí của mình. |
Từng trải qua nhiều công việc làm thêm như gia sư, phục vụ nhưng Hoàng Thị Xuân - sinh viên năm 3 đại học Sư phạm Hà Nội vẫn tham gia chạy Xe ôm thân thiện. “Mình thấy việc con gái làm xe ôm cũng mới lạ và thú vị đấy chứ, do đó mình đã tham gia để thử cảm giác thế nào”, Xuân chia sẻ. Sau hơn 2 tuần thử cảm giác mới, Xuân tự tin khẳng định rằng, mình sẽ làm công việc này đến khi ra trường dù trước đó đã bị nhiều bạn bè trêu chọc.
“Với mình, công việc nào cũng cao quý, miễn là mình kiếm được tiền một cách chính đáng. Hơn nữa, mình học về sư phạm và ngành này đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với học sinh và việc đưa đón các em như thế đã giúp ích cho mình rất nhiều trong chuyện tìm hiểu tâm lí bọn nhỏ. xe om gia re Khi chạy xe, mình nhận ra rằng, các em thoải mái trong việc chia sẻ các câu chuyện ở lớp, ở trường… với chị xe ôm hơn các gia sư. Có vẻ mác cô giáo ở nhà vẫn tạo khoảng cách cho mấy em ấy. Và việc nắm được thực tế tâm sinh lí của học sinh như thế sẽ càng thuận lợi cho sự giảng dạy sau này của mình”, cô giáo tương lai Hoàng Thị Xuân tâm sự.
2 tuần đưa đón bé Lực, học sinh lớp 5 trường Lomonoxop, Xuân và khách hàng nhí đã trở nên thân thiết hơn. Chuyện gì ở nhà hay trường, lớp, cậu bé ấy đều hào hứng kể cho nữ xe ôm trẻ. Có lần Lực bị điểm kém, quyết không về nhà, Xuân lại phải lôi em đi ăn kem, dụ ngọt để bé yên tâm trở lại.
Bởi chỉ phải chạy xe trên một tuyến đường nên chuyện lúng túng phố này, ngõ nọ với các nữ xe ôm ít khi xảy ra. Các bạn ấy chỉ gặp chút khó khăn khi đón các em vào lúc tan tầm, đường tắc hay chuyện phải dậy sớm thay vì “ngủ nướng” như bạn bè.
Hoàng Thị Xuân, sinh viên năm 3 đại học Sư phạm Hà Nội - nữ xe ôm thân thiện với quyết tâm làm nghề đến tận lúc tốt nghiệp. |
Công việc này yêu cầu khắt khe chuyện đúng giờ, nếu chậm trễ sẽ bị trừ 50% lương nên Xuân và các bạn phải dậy sớm để đưa “khách hàng nhí” đến lớp. Một ngày của bạn ấy thường bắt đầu từ 5h30 sáng và 6h45 phút phải cùng em học sinh đó có mặt ở trường. xe om tinh tien tu dong Sau khi phục vụ khách hàng nhí, Xuân mới nạp năng lượng cho bữa sáng và lại tiếp tục các công việc khác của mình. Bởi vừa chủ động được giờ giấc lại có thể làm được nhiều việc khác như đi học hay gia sư hay nên cô giáo tương lai này hài lòng với nghề chạy xe ôm lắm.
Bố mẹ Xuân ban đầu phản đối kịch liệt chuyện con gái đi chạy xe nhưng sau khi bạn ấy thuyết phục bằng các lợi ích thực tiễn mình thu được từ mấy ngày làm thử, phụ huynh đã tán đồng.
Trước các nữ xe ôm, hơn 20 nam sinh đã tham gia chạy xe ôm thân thiện. Các chàng này phải làm vất vả hơn những cô gái trẻ là ra đường đón khách hay chở hàng hóa. Ngày đầu đứng ở bến xe buýt gần trường,Phạm Viết Hiệp, sinh viên năm 4 khoa khoa học máy tính K4, đại học Công nghiệp Hà Nội đã phải bịt khẩu trang kín mít vì xấu hổ. Giờ thì, sau hơn 1 tháng làm việc, bạn bè Hiệp đi đâu cũng gọi chàng xe ôm này và cả đám thi thoảng lại trà đá chém gió vào giờ Hiệp rảnh việc.
Quỳnh Anh, 14 tuổi, đường Đức Diễn, Từ Liêm, Hà Nội rất hài lòng với chàng xe ôm sinh viên của mình. |
Có ngày, chỉ một buổi sáng, bạn ấy đã chay được hơn 100km đưa hết khách nọ đến khách kia đi. Nhờ chạy xe ôm mà tháng vừa rồi Hiệp đã kiếm được hơn 5 triệu tiền lương. Tâm sự về “nghề tay trái” của mình, Hiệp vui vẻ: “Ngày trước mình nghĩ mấy ông xe ôm bựa lắm. Giờ đi làm rồi, vẫn thấy bựa. Tuy nhiên, làm nghề này, mình hiểu về xã hội được thực tế hơn, trò chuyện với mọi người cũng tự tin nữa… Mình thích được gọi là “ông Thân thiện” hơn là xe ôm. Nhưng cứ nghe mãi rồi cũng chả sao cả. Giờ nhiều người vẫn tò mò nhìn mình mặc áo, đội mũ, đi xe có chữ xe ôm to tướng. Lúc buồn mình thấy mặc cảm một chút nhưng khi vui thì mình quay lại toe toét cười cùng”, Hiệp tâm sự về xe om than thien
“Lão ấy bựa lắm, nói nhiều nhưng được cái nhiệt tình, dí dỏm và trách nhiệm. Mình thường xuyên nhờ lão ấy giao đồ đi các nơi và bao giờ cũng thấy hài lòng về kết quả cả”, Quỳnh Anh, 14 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ.
Làm một công việc mới lạ với tinh thần hào hứng, các bạn trẻ nhà mình hi vọng rằng, xe ôm thân thiện với cách tính tiền tự động, làm việc nhiệt tình có thể làm thay đổi phần nào suy nghĩ của mọi người về nghề ở “tận cùng xã hội”.
No comments:
Post a Comment