Sunday, May 12, 2013
Xe ôm tính cước như taxi
“Alô! Cho tôi một xe đến chung cư Gia Phú (Bình Tân) lúc 8g nhé!”. Đúng 8g xe đỗ xịch trước cổng chung cư và đồng hồ tính giờ bắt đầu hoạt động khi xe lăn bánh. Nghe cuộc gọi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc ai đó vừa gọi một cuốc taxi. Nhưng xe đỗ trước cửa chung cư là một chiếc Honda Wave với bác tài có trang phục phản quang, phía trước đầu xe là đồng hồ tính cước và hộp đèn điện tử với dòng chữ: Xe ôm Thiên Khách.
Anh Đoàn Hữu Phát, giám đốc Công ty Thiên Khách, cho biết: “Trước nay người đi xe ôm đều có thói quen trả giá và luôn có cảm giác bị chặt chém. Tôi muốn tạo thói quen mới cho khách hàng của mình, để nhiều người thấy xe ôm cũng có thể chuyên nghiệp như taxi”. Với mức đầu tư cả xe gắn máy, đồng hồ tính cước, thiết bị định vị trên xe, mỗi chiếc xe ôm được đầu tư với số tiền lên tới 15 triệu đồng (thường là xe số Honda cũ).
“Nhưng đến nay với mức trung bình một ngày mỗi xe chỉ thu về chừng 150.000 đồng thì công ty mới chỉ đủ tiền trả lương cho tài xế, mua xăng... chứ vẫn chưa có lãi” - anh Phát nói.
Với thiết bị định vị, màn hình máy tính sẽ hiển thị những chiếc xe gắn máy đang di chuyển trên đường và số còn lại đang ở chốt chờ khách, anh Phát nói: “Toàn bộ hành trình của xe đều hiển thị ở đây nên tổng đài hoàn toàn có thể kiểm soát được các xe”.
Không khác những tài xế taxi bốn bánh, tài xế xe ôm Phan Vũ Nguyên cũng nhận thông tin có khách từ tổng đài, chỉ khác thay vì qua bộ đàm thì bằng chính điện thoại đã được mã hóa từ công ty và luôn gắn tai nghe trên tai. Xe lăn bánh, tài xế Nguyên không quên gạt cần để chân cho khách, Nguyên giải thích đó là quy định bắt buộc vì đó cũng là công tắc đồng hồ tính cước.
Cũng lúc này, trong một con hẻm nhỏ trên đường Trường Chinh, trên màn hình máy tính nhân viên tổng đài của Thiên Khách bắt đầu theo dõi từng vòng xe của bác tài Nguyên.
Theo yêu cầu, Nguyên chở chúng tôi lên quận 12 rồi vòng xuống Phú Nhuận và cho biết sẽ chờ khách tối đa 30 phút, nhưng khác với taxi sẽ không tính phí chờ. Sau một quãng đường vòng vèo theo ý khách, tài xế Nguyên trả khách ở công viên Hoàng Văn Thụ với quãng đường đi 13,5km, giá tiền là 80.000 đồng.
Biết khách đi lần đầu, Nguyên giải thích cặn kẽ: “Cây số đầu tiên tụi em lấy 10.000 đồng, mấy cây số sau thì 6.000 đồng, còn từ cây số 11 trở đi chỉ 3.100 đồng thôi!”.
Nguyên là một trong 12 tài xế xe ôm của Thiên Khách, mỗi người chọn một điểm đỗ riêng trên dọc tuyến giao thông từ ngã tư Bảy Hiền về đến Tân Phú. Khác với những bác tài xe ôm bình thường, các bác tài xe ôm của Thiên Khách làm theo ca, 8 tiếng/ ngày và có khách hay không thì mỗi tháng đều nhận được 2,5 triệu đồng tiền lương, xăng và xe do công ty chịu. Ngoài ra, tùy theo số tiền chạy được sẽ được nhận từ 10% trở lên.
Cũng như Nguyên, tài xế Nguyễn Tiến Đạt đang đậu xe chờ khách tại địa điểm ngã ba Tân Thạnh thì nhận được điện thoại điều động từ tổng đài: “Đón khách”. Ghi vội dòng địa chỉ tổng đài cho và hình dung đoạn đường mình sẽ đến cùng thời gian ước tính rồi Đạt nổ xe gắn máy. Nếu không có chiếc áo đồng phục dán dải phản quang cùng chiếc đồng hồ trên đầu xe thì rất khó phân biệt Đạt với những lái xe ôm khác đang chờ khách trên đường.
Hiện là sinh viên năm 2 Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn, Đạt xin vào Công ty Thiên Khách làm tài xế để tự lo tiền trang trải cuộc sống sinh viên với thời gian khá hợp lý: “Em bắt đầu công việc từ 6g sáng đến 11g trưa thì nghỉ, chiều đến trường học, 6g tối lại tiếp tục công việc cho đủ 8 tiếng/ngày”.
Đạt nói mình không phải là sinh viên duy nhất làm việc tại Công ty Thiên Khách. Hiện có đến năm sinh viên các trường đại học trên địa bàn đang làm việc bán thời gian. Trong đó có cả những bạn nữ, không đứng chốt chờ khách mà đưa rước học sinh đi học, công chức đi làm theo giờ hẹn.
Hà Nội bắt đầu có xe ôm tính cước
Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 11-2012, 15 chiếc xe ôm có gắn đồng hồ tính cước của Công ty Thân Thiện (trụ sở tại Từ Liêm) có hai bến chính là bến xe Mỹ Đình và cổng Trường đại học Công nghiệp, sau hơn ba tháng đi vào hoạt động, hiện nay công ty đã tăng số lượng xe ôm lên 25 xe. Với giá cước ưu tiên cho sinh viên 5.000 đồng/km tại cổng Trường đại học Công nghiệp, còn tại bến xe Mỹ Đình giá cước được tính chung là 6.000 đồng/km.
Chị Đỗ Hà, nhân viên điều hành xe ôm Thân Thiện, cho biết dù mới đi vào hoạt động nhưng mô hình xe ôm tính cước này nhận được rất nhiều sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, việc tuyển dụng tài xế cho công ty lại không được thuận lợi lắm.
Nguyên nhân theo chị Đỗ Hà là bởi hiện nay phần lớn lái xe là các bạn sinh viên làm nửa ngày, một số khác là các bạn cử nhân đã tốt nghiệp nhưng chưa đi làm. Bởi vậy vẫn còn khá nhiều người hơi ngại ngần khi làm xe ôm. Còn đội ngũ xe ôm đã dạn dày kinh nghiệm thì cho rằng mức thu nhập của xe ôm tính cước không cao bằng hành nghề tự do tha hồ mặc cả với khách nhất là dịp tết.
Tuy nhiên, xe om tinh tien tu dong đối với khách hàng tại Hà Nội, sau khi ra đời mô hình này họ rất quan tâm bởi hiện tượng xe ôm chặt chém khách khá phổ biến.
“Thậm chí nếu tính chi li mỗi lần ngồi lên xe ôm, người ta đều tính ít nhất là 20.000 đồng mới chạy. Còn quãng đường dài thì họ thường tính 15.000 đồng/km, nhất là khu vực bến bãi ôtô. Vào những dịp lễ, tết các bác tài xe ôm tha hồ chặt chém khách hàng nên tôi thấy mô hình xe ôm tính cước tự động thế này thật thuận lợi. Tuy nhiên, hiện ở Hà Nội còn ít quá và khu vực phục vụ chưa rộng khắp nên cũng hạn chế” - anh Ngô Hoàng Nam, ở quận Hai Bà Trưng, nói.
Ra đời sau mô hình của Công ty Thân Thiện, xe ôm của Công ty cổ phần đầu tư Nam Minh có bến đỗ là cổng Bệnh viện Bạch Mai. Với đội xe gồm 25 chiếc, từ ngày xuất hiện tại địa điểm trên, những tài xế của hãng luôn là đối tượng được thân nhân bệnh nhân trông đợi.
“Đi xe ôm ra bến xe để về quê hoặc nhân tiện đi thăm người quen ở đây đều phải trả mức giá cho xe ôm quá cao. Lần trước tôi đi từ Mỹ Đình đến Bạch Mai phải trả cho xe ôm số tiền là 150.000 đồng. Lần này có xe ôm tính cước giá tiền chỉ còn 66.000 đồng. Thật là thuận lợi quá” - chị Nguyễn Thị Thương, Yên Bái, đang chăm chồng ốm ở Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.
Tuy nhiên, vì mới ra đời, đội ngũ chưa đông nên địa bàn phục vụ còn rất hạn chế. Chị Ngô Thu Giang ở đường Kim Mã (quận Ba Đình) sau khi biết đến mô hình xe ôm tính cước bằng đồng hồ đã gọi điện thoại đến cả hai hãng xe ôm trên nhưng nhân viên đều nói hiện chưa đủ xe để phục vụ tại khu vực Ba Đình. Bởi vậy, những khách hàng mong muốn có những chuyến di chuyển an toàn, tiện lợi trong địa bàn thành phố sẽ còn phải chờ đợi thêm.
Độc đáo xe ôm tính cước tự động và xe ôm thân thiện
Xe ôm sinh viên (SV)” là một dịch vụ mới đang được tiếp thị đến tận nhà trên địa bàn TP. Nha Trang. Nét mới của dịch vụ này là xe được gắn xe om tinh tien tu dong như taxi và giá cả cũng rất SV.
Xe ôm có đồng hồ tính cước
Anh Bùi Tiến Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tâm An là người có ý tưởng và lập ra nhóm “Xe ôm SV” này. Tuy mới đi vào hoạt động từ đầu tháng 4 nhưng tín hiệu phản hồi từ người dân và du khách rất tốt. Anh Mạnh chia sẻ: “Khi còn là SV, mỗi lần đi xe ôm, tôi thường bị hét giá cao và phải trả giá nên rất phiền. Vì thế, khi biết ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có dịch vụ xe ôm gắn đồng hồ tính cước như taxi, tôi nghĩ ngay đến việc đưa dịch vụ đó về Nha Trang”.
Anh Mạnh đã đầu tư 200 triệu đồng mua 10 chiếc xe gắn máy hiệu SYM và đặt 10 bộ đồng hồ đo cước giá 6,5 triệu đồng/bộ. Hiện nay, nhóm của anh Mạnh có 10 bạn đang là SV hoặc mới ra trường nhưng chưa có việc làm tham gia, với mức thu nhập từ 2 đến 2,5 triệu đồng/tháng. Nếu chạy được hơn 6 triệu đồng/tháng còn được chia 40% tổng số tiền đó. “Giá cước được tính từ 1 đến 6km là 6.000 đồng/km, từ km thứ 6 trở lên giá 5.000 đồng/km, nếu khách đi hai chiều thì từ km thứ 10 trở đi sẽ giảm giá 50%, khách căn cứ theo đồng hồ để trả tiền nên rất tiện lợi”, anh Mạnh cho hay.
Tuy mới đi vào hoạt động nhưng mỗi ngày, nhóm “Xe ôm SV” của anh Mạnh đã có được vài chục lượt khách. Hiện nay, nhóm của Mạnh chia nhau đứng ở cây xăng gần Bến xe khách phía Nam trên đường 23-10, Ga Nha Trang và chạy dọc các đường chính như: Lê Thánh Tôn, Trần Phú…, còn ở trụ sở chính trên đường Hồng Bàng lúc nào cũng có 1 xe túc trực. “Hôm trước, chúng tôi chở hai vợ chồng khách du lịch đi Tháp Bà giá chỉ có 10.000 đồng, khách thấy rẻ quá nên cho thêm mỗi lái xe 20 nghìn đồng”, Trương Anh Quốc - thành viên của nhóm cho biết.
Trương Anh Quốc - thành viên “Xe ôm sinh viên” chở khách.
Thêm nhiều dịch vụ
Hiện nay, Tỉnh đoàn đã đồng ý cho nhóm “Xe ôm SV” thực hiện việc đón miễn phí thí sinh từ bến xe về phòng trọ đối với những thí sinh ở xa tới Nha Trang dự thi trong kỳ tuyển sinh đại học,và xe om dua don hoc sinh cao đẳng tháng 7 tới đây. “Mình hy vọng sẽ giúp đỡ một phần nào, tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin cho nhưng thí sinh lạ lẫm nơi đất khách giống như mình ngày trước”, anh Mạnh tâm sự.
Hiện nay, đội xe ôm của anh Mạnh đang liên hệ với các trường tiểu học để triển khai dịch vụ đưa đón học sinh đi học. Bước đầu, nhóm đã có hai hợp đồng đưa đón học sinh tại Trường Tiểu học Tân Lập 2. Theo anh Mạnh: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay là có nhiều gia đình công chức, không sắp xếp được thời gian đưa đón con nên chúng tôi nghĩ dịch vụ này sẽ thu hút được nhiều người quan tâm. Giá cả của chúng tôi cũng rất hữu nghị. Nếu khách hàng ký hợp đồng tháng sẽ giảm giá 20%”. Bên cạnh việc đưa đón học sinh, nhóm “Xe ôm SV” còn có thêm dịch vụ “đi chợ giúp bạn”. Ai có nhu cầu mua gì có thể gọi điện đến nhóm với giá 10 - 15 nghìn đồng/lượt, tùy vào đoạn đường đi.
Ngoài ra, nhóm của anh Mạnh cũng đang thiết kế tour du lịch với giá cực rẻ cho du khách từ TP. Hồ Chí Minh đến Nha Trang. Theo tính toán, giá trọn gói một tour chỉ 1,6 triệu đồng/người/3 ngày, nếu khách đi càng đông thì giá càng rẻ. Theo anh Mạnh, khách đi tour này sẽ tham quan thành phố bằng dịch vụ xe ôm và thưởng thức các món ăn đường phố dân dã nhưng độc đáo ở Nha Trang… “Chúng tôi đang cố gắng tạo xe om than thien thêm nhiều việc làm để tăng thu nhập cho các bạn SV. Nếu mô hình này hoạt động hiệu quả, các bạn có thể yên tâm làm việc tại đây chứ không phải chỉ làm tạm thời trong khi chờ việc khác”, anh Mạnh tâm sự
Wednesday, May 8, 2013
Cô Gái Xinh Đẹp Lái Xe Ôm Thân Thiện
Đinh Thị Hương, cô gái 22 tuổi, hiện đang là sinh viên năm cuối Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã gia nhập đội "xe ôm thân thiện" gần một tháng nay.
Công việc xe ôm khá vất vả, Hương phải dậy từ 6h sáng để chở các em học sinh đi học. Trưa lại đợi các em tan học để chở về. Trong khoảng thời gian rảnh rỗi buổi sáng, nếu có khách đi xe ôm thì Hương sẽ tiếp tục công việc của mình. Còn nếu không bắt được khách, Hương lại đi làm thêm các việc khác như: phát tờ rơi, gia sư.
Trước khi chính thức trở thành xe ôm, Hương đã được học qua một lớp về an toàn giao thông. Và các anh chị trong công ty cũng nhắc nhở nhân viên phải làm sao để điều khiển xe thật bình tĩnh, đảm bảo sự an toàn nhất cho các em học sinh.
Khi chuẩn bị chạy xe ôm, Hương và các bạn trong đội được phát thẻ, mũ, áo cẩn thận. Xe ôm của các bạn sinh viên đều có dòng chữ "Xe ôm thân thiện" và tính cước như xe taxi.
Chia sẻ về công việc của mình, Hương vui vẻ: "Công việc này khá thoải mái về thời gian làm việc. Em sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi để làm thêm nhiều công việc khác. Ngoài ra, lịch làm việc cũng không bị trùng với việc học. Đi và giao tiếp với nhiều người khiến em cảm thấy công việc này thật thú vị và nó cũng giúp em năng động hơn" xe om tinh tien tu dong.
Dù bị mọi người trêu là "cô xe ôm" nhưng Hương vẫn tươi cười và cảm thấy hãnh diện vì điều đó."Dù làm bất cứ nghề gì mà mình kiếm được những đồng tiền trong sạch cũng là điều rất đáng quý. Nhờ chạy xe ôm mà em cũng đỡ đần được gia đình phần nào về kinh tế, có thể tự lập cho cuộc sống sinh viên của mình" - Hương hãnh diện nói.
Lịch trình một ngày của "cô xe ôm" xinh đẹp:
Từ 6h sáng, Hương đã phải dậy chạy xe ôm
Luôn đứng đợi "khách" đúng giờ hẹn
Và đảm bảo sự an toàn cho các em học sinh xe om dua don hoc sinh
Đưa học sinh đến tận cổng trường
Sau buổi sáng đưa các em đến trường, Hương lại tiếp tục công việc đi làm thêm
Dù bị trêu đùa là "cô xe ôm" nhưng Hương cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó
Cận cảnh vẻ đẹp xinh xắn của cô xe ôm thân thiện
Sau khi trả các em học sinh ở trường, Hương quay về nhà và tiếp tục công việc mới
Cởi bỏ đồng phục áo, thẻ, mũ
Để bắt đầu cho công việc làm thêm khác
Và buổi chiều, Hương lại tới giảng đường để tiếp tục việc học
Theo 24h.com.vn
Monday, May 6, 2013
Khó Khăn Chồng Chất Cho Dịch Vụ Xe Ôm Thân Thiện
Gần đây trên địa bàn Hà Nội xuất hiện đội xe ôm thân thiện đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện.
Dịch vụ mới
Từ 19- 11- 2012, Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện có trụ sở tại thị trấn Cầu Diễn- Từ Liêm triển khai dịch vụ xe ôm thân thiện. Mỗi xe máy được gắn các thiết bị hiện đại được lắp trên xe máy như: Khả năng tính tiền tự động, mắt hồng ngoại, GPS Nhờ những thiết bị đó Công ty có thể tính toán giá cước một cách minh bạch, chính xác.
Ông Phạm Văn Hiệp, Giám đốc Công ty cho biết: “Giá cước được niêm yết công khai với 3 mức: Dưới 1km đầu giá 6.000 đồng/km, từ km tiếp theo cho tới km thứ 6 giá 6.000 đồng/km, từ km thứ 7 tới km thứ 13 giá 5.000 đồng/km, từ km thứ 13 trở đi giá chỉ còn 4.000 đồng/km. Với cách tính cước theo km, khách hàng chỉ phải trả số tiền bằng khoảng 2/3 so với xe ôm thông thường và bằng 1/2 so với taxi” xe om tinh tien tu dong
“Lái xe của Công ty được ký hợp đồng, đóng bảo hiểm đầy đủ. Hàng tháng lái xe được trả lương 3- 4 triệu đồng, nếu lái xe nào đạt doanh số trên 6 triệu đồng/ tháng sẽ được thưởng 10% doanh thu”, ông Hiệp nói.
Để tạo dựng thương hiệu và niềm tin ở khách hàng, các nhân viên của Công được trang bị đồng phục từ màu áo, mũ bảo hiểm in tên công ty, đến thẻ nhân viên, bảng giá… Đồng thời Công ty cung cấp số điện thoại đường dây nóng nhằm giải đáp những thắc mắc, khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như dich vu dua don hoc sinh
Giá cước được niêm yết rõ ràng
Anh Phạm Văn Thùy, Quản lý nhân sự Công ty cho biết: “Chúng tôi yêu cầu lái xe tuân thủ đúng luật giao thông như đội mũ bảo hiểm, không chở quá số người quy định, không chở hàng quá trọng tải... Đồng thời lái xe chịu sự sắp xếp của Công ty về điểm đứng, tránh việc bắt khách tràn lan như xe ôm tự do xe om gia re. Lái xe nào vi phạm sẽ bị xử phạt, nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị buộc thôi việc”.
“Ngoài ra, Công ty còn bố trí đội trưởng đội xe ôm quản lý ở bến bãi và nhân viên ở Công ty giám sát qua . Do vậy lái xe sẽ được hướng dẫn đi theo quãng đường ngắn nhất, lộ trình chi tiết chặt chẽ, không có thất thoát, gian lận”, anh Thùy cho hay.
“Chỉ ít ngày hoạt động, rất nhiều khách hàng sau khi đi xe của công ty đã quay lại và trở thành khách quen. Chúng tôi tuyệt đối không chèo kéo hay tranh giành khách. Khách hàng tự do lựa chọn nếu thấy dịch vụ tốt”, Anh Nguyễn Văn Nghĩa, lái xe của Công ty vui vẻ nói.
Khó khăn chồng chất
“Vấn đề lớn nhất là bến bãi. Thực tế, hầu hết xe ôm tại các bến xe đều hoạt động một cách tự phát, không có tổ chức chặt chẽ. Sự xuất hiện của dịch vụ xe ôm “lạ” vấp phải sự phản đối kịch liệt của đội ngũ xe ôm tự do. Chính vì vậy, việc mở rộng phạm vi cũng không đơn giản. Công ty mới có đội xe ôm hoạt động tại 2 chốt là trước cổng Đại học Công nghiệp và trụ sở chính Công ty. Dự kiến sau khi khai trương vào ngày 15- 12 Công ty sẽ bố trí thêm 10 đầu xe tại một số chốt ở bến xe Mỹ Đình, đường Hồ Tùng Mậu…” ông Hiệp cho biết.
“Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đạt doanh số trung bình là 2 triệu đồng/ ngày chưa trừ chi phí xăng xe, tính ra Công ty chỉ đủ trả lương nhân viên chưa tính đến các chi phí đắt đỏ khác như tiền thuê văn phòng, tiền đầu tư pano, apphich quảng bá hình ảnh Công ty. Để duy trì hoạt động Công ty phải bù lỗ 60- 70%”, ông Hiệp chia sẻ.
Theo ông Bùi Danh Liên- Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội: “Dịch vụ xe ôm thân thiện là một hình thức vận chuyển mới, với nhiều ưu điểm về giá cả, chất lượng phục vụ, vì vậy rất cần nhân rộng hơn nữa để đông đảo người dân được hưởng lợi ích từ dịch vụ này. Tuy nhiên, công ty TNHH Vận tải Thân Thiện cũng cần làm việc với cơ quan liên quan để bảo vệ quyền lợi của lái xe cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn”.
Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện.
Dịch vụ mới
Từ 19- 11- 2012, Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện có trụ sở tại thị trấn Cầu Diễn- Từ Liêm triển khai dịch vụ xe ôm thân thiện. Mỗi xe máy được gắn các thiết bị hiện đại được lắp trên xe máy như: Khả năng tính tiền tự động, mắt hồng ngoại, GPS Nhờ những thiết bị đó Công ty có thể tính toán giá cước một cách minh bạch, chính xác.
Ông Phạm Văn Hiệp, Giám đốc Công ty cho biết: “Giá cước được niêm yết công khai với 3 mức: Dưới 1km đầu giá 6.000 đồng/km, từ km tiếp theo cho tới km thứ 6 giá 6.000 đồng/km, từ km thứ 7 tới km thứ 13 giá 5.000 đồng/km, từ km thứ 13 trở đi giá chỉ còn 4.000 đồng/km. Với cách tính cước theo km, khách hàng chỉ phải trả số tiền bằng khoảng 2/3 so với xe ôm thông thường và bằng 1/2 so với taxi” xe om tinh tien tu dong
“Lái xe của Công ty được ký hợp đồng, đóng bảo hiểm đầy đủ. Hàng tháng lái xe được trả lương 3- 4 triệu đồng, nếu lái xe nào đạt doanh số trên 6 triệu đồng/ tháng sẽ được thưởng 10% doanh thu”, ông Hiệp nói.
Để tạo dựng thương hiệu và niềm tin ở khách hàng, các nhân viên của Công được trang bị đồng phục từ màu áo, mũ bảo hiểm in tên công ty, đến thẻ nhân viên, bảng giá… Đồng thời Công ty cung cấp số điện thoại đường dây nóng nhằm giải đáp những thắc mắc, khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như dich vu dua don hoc sinh
Giá cước được niêm yết rõ ràng
Anh Phạm Văn Thùy, Quản lý nhân sự Công ty cho biết: “Chúng tôi yêu cầu lái xe tuân thủ đúng luật giao thông như đội mũ bảo hiểm, không chở quá số người quy định, không chở hàng quá trọng tải... Đồng thời lái xe chịu sự sắp xếp của Công ty về điểm đứng, tránh việc bắt khách tràn lan như xe ôm tự do xe om gia re. Lái xe nào vi phạm sẽ bị xử phạt, nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị buộc thôi việc”.
“Ngoài ra, Công ty còn bố trí đội trưởng đội xe ôm quản lý ở bến bãi và nhân viên ở Công ty giám sát qua . Do vậy lái xe sẽ được hướng dẫn đi theo quãng đường ngắn nhất, lộ trình chi tiết chặt chẽ, không có thất thoát, gian lận”, anh Thùy cho hay.
“Chỉ ít ngày hoạt động, rất nhiều khách hàng sau khi đi xe của công ty đã quay lại và trở thành khách quen. Chúng tôi tuyệt đối không chèo kéo hay tranh giành khách. Khách hàng tự do lựa chọn nếu thấy dịch vụ tốt”, Anh Nguyễn Văn Nghĩa, lái xe của Công ty vui vẻ nói.
Khó khăn chồng chất
“Vấn đề lớn nhất là bến bãi. Thực tế, hầu hết xe ôm tại các bến xe đều hoạt động một cách tự phát, không có tổ chức chặt chẽ. Sự xuất hiện của dịch vụ xe ôm “lạ” vấp phải sự phản đối kịch liệt của đội ngũ xe ôm tự do. Chính vì vậy, việc mở rộng phạm vi cũng không đơn giản. Công ty mới có đội xe ôm hoạt động tại 2 chốt là trước cổng Đại học Công nghiệp và trụ sở chính Công ty. Dự kiến sau khi khai trương vào ngày 15- 12 Công ty sẽ bố trí thêm 10 đầu xe tại một số chốt ở bến xe Mỹ Đình, đường Hồ Tùng Mậu…” ông Hiệp cho biết.
“Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đạt doanh số trung bình là 2 triệu đồng/ ngày chưa trừ chi phí xăng xe, tính ra Công ty chỉ đủ trả lương nhân viên chưa tính đến các chi phí đắt đỏ khác như tiền thuê văn phòng, tiền đầu tư pano, apphich quảng bá hình ảnh Công ty. Để duy trì hoạt động Công ty phải bù lỗ 60- 70%”, ông Hiệp chia sẻ.
Theo ông Bùi Danh Liên- Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội: “Dịch vụ xe ôm thân thiện là một hình thức vận chuyển mới, với nhiều ưu điểm về giá cả, chất lượng phục vụ, vì vậy rất cần nhân rộng hơn nữa để đông đảo người dân được hưởng lợi ích từ dịch vụ này. Tuy nhiên, công ty TNHH Vận tải Thân Thiện cũng cần làm việc với cơ quan liên quan để bảo vệ quyền lợi của lái xe cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn”.
Nghề lái xe ôm của các nữ sinh gặp nhiều chắc trở
Bên cạnh việc khó khăn khi các nữ tài xế chưa nhận được sự ủng hộ từ gia đình, thì việc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như tính pháp lý đối với các hoạt động của dịch vụ cũng cần được quan tâm. Đặc biệt là nguy hiểm rình rập với các nữ xe ôm không phải ít khi tình hình tội phạm gia tăng như hiện nay.
Được mở rộng và phát triển trong thời gian ngắn nhưng dịch vụ xe ôm thân thiện của Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện đã và đang nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía khách hàng, đặc biệt là đội nữ tài xế xe ôm.
Bắt đầu từ 10 nhân viên nữ
Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện là một trong những công ty đầu tiên thực hiện mô hình taxi xe ôm ở Hà Nội. Khách hàng hoàn toàn yên tâm với những chiếc xe máy của nhân viên được gắn đồng hồ tính cước, số điện thoại, bảng niêm yết giá cụ thể.
Đi vào hoạt động từ tháng 11/2012 với số lượng 10 nhân viên làm tài xế, đến nay công ty đã có hơn 40 nhân viên, trong đó có 6 người là nữ. Việc tuyển thêm nữ tài xế thì mới chỉ bắt đầu cách đây hơn 1 tháng. Và công việc chủ yếu của các nữ tài xế là đưa đón học sinh theo hợp đồng mà không phải đứng bắt khách.
Anh Phạm Văn Hiệp, Giám đốc công ty cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà công ty mới tuyển thêm nhân viên nữ. Sau khi dịch vụ xe ôm taxi hoạt động, có rất nhiều phụ huynh có nhu cầu thuê xe ôm chở con mình đi học. Tuy nhiên, xe om dua don hoc sinh có nhiều cháu học sinh nữ đã lớn tuổi nên họ không an tâm và tin tưởng giao phó con mình cho nhân viên lái xe nam. Vì thế, tôi quyết định tuyển dụng nữ tài xế vào làm việc. Đến nay, công ty đã có 6 nhân viên nữ. Hầu hết các bạn đều là sinh viên”.
Anh Hiệp cho biết, để được nhận vào công ty, các bạn nữ cần phải có sơ yếu lý lịch, bằng lái xe. Khi đi làm sẽ được giao xe, phát quần áo đồng phục và mũ bảo hiểm, mỗi bạn sẽ được sắp xếp những tuyến đường không quá xa và phù hợp với chỗ ở, trung bình từ 7-10km để tiện cho việc đi lại, học hành.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng của dịch vụ, công ty phải trao đổi liên lạc giữa khách hàng và nhân viên để khi có việc cần hay trục trặc nhân viên sẽ thông báo cho khách hàng, đồng thời công ty cũng sẽ tìm hiểu thông tin phản hồi từ phía khách hàng đối với thái độ phục vụ của nhân viên.
Chị Vân Anh, ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội đang sử dụng dịch vụ nữ xe ôm của công ty chia sẻ: "Bé nhà mình năm nay học lớp 2. Vì vấn đề sức khỏe hơn nữa bé lại nói nhiều, hỏi nhiều vì thế mình có yêu cầu tài xế là nữ. Mặc dù các bạn nữ không được cẩn thận, khỏe, và xử lý tình huống nhanh bằng các bạn nam nhưng bạn nữ cũng rất năng động, nhiệt tình, thân thiện, dễ gần, dễ chia sẻ, kiên nhẫn và chiều trẻ hơn các bạn nam. Lúc nào mình cần là các bạn ấy có mặt đúng giờ để đón bé, thậm chí tới sớm hơn. Mình thấy rất yên tâm vào chất lượng của dịch vụ”.
T. |
Dịch vụ nữ xe ôm không chỉ giúp khách hàng yên tâm về giá cả, dịch vụ chất lượng, mà bên cạnh đó hình ảnh nữ xe ôm còn mang lại bộ mặt mới cho Thủ đô, thân thiện và năng động hơn.
“Tôi thấy đây là một dịch vụ khá mới mẻ và thu hút nhiều khách hàng. Việc nữ làm tài xế sẽ giúp mọi người có cảm giác yên tâm hơn và đồng thời cũng mang lại điều gì đó mới mẻ. Tôi thấy rất ấn tượng” - anh Trung (ở quận Cầu Giấy) chia sẻ.
Trách nhiệm là chữ tín
Từ khi mới hoạt động, dịch vụ nữ xe om than thien nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía khách hàng. Công ty cũng mong muốn có thể mở rộng hơn nữa dịch vụ này, tuy nhiên để phát triển còn nhiều vấn đề bất cập.
Anh Hiệp cho biết: “Khi bắt đầu tuyển nữ, có nhiều bạn đã nộp hồ sơ và rất thích công việc này, nhưng sau đó gia đình đã biết và phản đối, bố mẹ gọi điện lên bảo: "Mày không tìm được việc gì làm hay sao mà phải làm công việc này?!" Bởi vậy, việc tìm được những nữ nhân viên gắn bó lâu dài với công ty là không hề dễ”.
Để có thêm những khoản thu nhập chi tiêu cho cuộc sống và chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp, Bạn Phạm Thị Chúc, sinh viên năm cuối, Đại học Thương mại, cũng đã nhận hợp đồng đưa đón một bé học sinh lớp 7 đi học thêm vào buổi tối. “Em thấy đây là một công việc rất thú vị và không hề vất vả gì. Mọi người vẫn ngại khi là nữ mà lại đi làm tài xế nhưng em thì không, trái lại em cảm thấy rất vui khi được đưa đón các em học sinh. Chiều nay em mới bắt đầu công việc và cảm thấy rất háo hức với công việc này”.
Cũng thích thú với công việc của một nữ tài xế, nhưng bạn Trần Thị Thu Hiền, sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ phải bỏ việc vì bị gia đình phản đối: "Vì đang học liên thông nên em chỉ học vào thứ 7, chủ nhật. Bởi vậy, hầu hết thời gian em rất rảnh và không biết làm gì. Sau khi tìm hiểu trên mạng và được biết đến Công ty TNHH Vận tải Thân Thiện tuyển nhân viên nữ, em đã quyết định nộp hồ sơ vào công ty. Sau mấy buổi đưa đón học sinh, em rất thích, công việc nhàn mà lại rất vui và thú vị. Tuy nhiên, sau khi gia đình biết việc em đi làm thêm đã bắt em nghỉ vì lo con gái chạy xe sẽ nguy hiểm. Em đành phải nghỉ việc dù rất muốn làm”.
Bên cạnh việc khó khăn khi các nữ tài xế chưa nhận được sự ủng hộ từ gia đình, thì việc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như tính pháp lý đối với các hoạt động của dịch vụ cũng cần được quan tâm. Đặc biệt là nguy hiểm rình rập với các nữ xe ôm không phải ít khi tình hình tội phạm gia tăng như hiện nay.
Mặc dù xe om gia re, khách hàng yên tâm với chất lượng dịch vụ nhưng nếu có sự cố hay tai nạn xảy ra thì khách hàng có được bảo vệ quyền lợi hay không, trách nhiệm của công ty cũng như nhân viên sẽ như thế nào?. Chị Vân Anh cho biết: "Mình mong muốn dịch vụ này có thể phát triển hơn nữa, rộng khắp vì hiện tại công việc bận rộn cũng có rất nhiều người như mình cần đến dịch vụ đó. Tuy nhiên, vì hầu hết các bạn nữ tài xế đều là sinh viên làm thêm nên những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của hai phía chưa được chặt chẽ, tính pháp lý chưa được đảm bảo một cách chắc chắn, mỗi khi có vấn đề gì xảy ra thì rất khó có thể đảm bảo quyền lợi cho khách hàng”
Subscribe to:
Posts (Atom)